Đặc điểm của môi giới thương mại?
Bài viết này đề cập đến nội dung đặc điểm của môi giới thương mại? Quyền lợi và nghĩa vụ của bên môi giới và bên được môi giới? Được CÔNG TY LUẬT TUYẾT NHUNG BÙI giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo.
This article discusses the characteristics of commercial brokerage, the rights and obligations of the broker and the client being brokered. It is provided by TUYẾT NHUNG BÙI LAW FIRM for reference purposes.
1. Đặc điểm của môi giới thương mại?
Theo Điều 150 của Luật Thương mại 2005, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, trong đó một thương nhân đóng vai trò trung gian (gọi là bên môi giới) giúp các bên mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, và sẽ nhận thù lao theo thỏa thuận trong hợp đồng môi giới.
Về chủ thể: Để thực hiện hoạt động môi giới thương mại, bên mô giới bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện pháp lý về đăng ký kinh doanh (Phải là thương nhân). Bên môi giới đóng vai trò là cầu nối để người mua và người bán gặp nhau, là trung gian trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng; không tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên (trừ khi được ủy quyền). Bên cạnh đó, Bên được môi giới có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
Phạm vi hoạt động của môi giới thương mại rất rộng, bao gồm các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm,…….. bao gồm việc tìm kiếm đối tác phù hợp, cung cấp thông tin minh bạch, hỗ trợ đàm phán và hoàn thiện các thủ tục hợp đồng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, Luật Thương mại là luật chung điều chỉnh các hoạt động thương mại, nên các quy định về môi giới thương mại trong luật này chỉ mang tính nguyên tắc. Trong khi đó, để đảm bảo tính đặc thù của từng lĩnh vực, các hoạt động môi giới trong từng lĩnh vực cụ thể sẽ được luật chuyên ngành quy định chi tiết.
Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, bên môi giới tự đứng tên mình để giao dịch với các bên được môi giới, không đại diện cho quyền lợi của bên nào, không tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên bên môi giới có trách nhiệm giới thiệu và hỗ trợ các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên , trong quá trình làm việc, bên môi giới được ủy quyền cho bên môi giới khác ký hợp đồng với khách hàng, khi đó bên môi giới khác chỉ được phép hành động trong phạm vi ủy quyền. Trong trường hợp không được ủy quyền, việc ký kết hợp đồng thay mặt bên được môi giới là hành vi không đúng pháp luật trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của bên được ủy quyền.
Mục đích của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau. Còn mục đích của bên môi giới thương mại khi thực hiện việc môi giới là tìm kiếm lợi nhuận.
Mối quan hệ: Quan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới là quan hệ hợp đồng từng lần, ngắn hạn, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mô giới.
Quyền quyết định giá bán: Bên môi giới không có quyền đưa ra quyết định về giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ giữa các bên được môi giới.
Đối tượng của hợp đồng môi giới là công việc môi giới, nhằm thiết lập mối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau. Khi ký kết hợp đồng môi giới thương mại, các bên cần thỏa thuận về các điều khoản cụ thể liên quan đến nội dung công việc môi giới, mức thù lao mà bên môi giới được hưởng, thời gian thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, cũng như phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng môi giới và các điều khoản khác để đảm bảo quyền lợi của mình.
[EN]
According to Article 150 of the 2005 Commercial Law, commercial brokerage is a business activity in which a trader acts as an intermediary (the broker) to assist parties involved in the buying and selling of goods or services (the client) during negotiations and the signing of contracts for the sale of goods or services, and will receive remuneration as agreed in the brokerage contract.
Regarding the parties: To perform commercial brokerage activities, the broker must meet legal conditions for business registration (the broker must be a trader). The broker acts as a bridge to connect buyers and sellers, facilitating negotiations and contract formation, without participating in the contract’s execution (unless authorized). The client being brokered can be a trader or a non-trader.
The scope of commercial brokerage is vast, covering fields such as real estate, securities, insurance, etc., including finding suitable partners, providing transparent information, assisting with negotiations, and completing contract formalities to protect the interests of all parties involved in the transaction. However, the Commercial Law is a general law regulating commercial activities, so its provisions on commercial brokerage are only principle-based. To ensure the specifics of each field, brokerage activities in specific industries will be regulated in detail by specialized laws.
When using commercial brokerage services, the broker acts in their own name when dealing with the parties being brokered, not representing the interests of any party, and not participating in the execution of the contract between the parties. The broker’s responsibility is to introduce and support the parties involved in the transaction. However, during the process, the broker may authorize another broker to sign contracts with clients, in which case the other broker is only allowed to act within the scope of the authorization. Without authorization, signing contracts on behalf of the client being brokered is an unlawful act unless there is written consent from the authorized party.
The purpose of the brokerage activity is for the parties to the brokerage contract to enter into an agreement with each other. The goal of the commercial broker in performing brokerage services is to generate profit.
Relationship: The relationship between the broker and the client being brokered is a short-term, case-by-case contractual relationship, executed based on the brokerage contract.
Pricing authority: The broker does not have the authority to decide the selling price of goods or services between the parties being brokered.
The subject of the brokerage contract is the brokerage work, aiming to establish a relationship between the parties being brokered. When signing a commercial brokerage contract, the parties must agree on specific terms related to the brokerage work, the brokerage fee to be received by the broker, the contract’s duration, the rights and obligations of the parties, the responsibilities in case of contract violations, as well as the dispute resolution methods and other provisions to ensure their interests.

2. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên môi giới và bên được môi giới?
2.1. Nghĩa vụ của bên môi giới?
Theo Điều 151 của Luật Thương mại 2005, trừ khi có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau:
– Bảo quản mẫu hàng hóa và tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới, đồng thời phải hoàn trả lại cho bên được môi giới sau khi hoàn thành công việc.
– Không tiết lộ hoặc cung cấp thông tin gây phương hại đến lợi ích của bên được môi giới.
– Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không phải chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.
– Không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ khi có sự ủy quyền từ bên được môi giới.
[EN]
According to Article 151 of the 2005 Commercial Law, unless otherwise agreed, the commercial broker has the following obligations:
Safeguard the samples of goods and documents entrusted for the purpose of brokerage and return them to the client after the work is completed.
Not disclose or provide information that could harm the interests of the client being brokered.
Be responsible for the legal status of the parties being brokered, but not liable for their payment ability.
Not participate in the execution of the contract between the parties being brokered, unless authorized by the client being brokered.
2.2. Quyền của bên môi giới thương mại
Theo quy định của Luật Thương mại, bên môi giới có quyền được hưởng thù lao. Thù lao này thường được quy định cụ thể trong hợp đồng môi giới và phát sinh ngay khi các bên được môi giới ký kết hợp đồng chính thức, bất kể hợp đồng đó có được thực hiện đầy đủ hay không.
Điều này có nghĩa là: Bên môi giới có quyền nhận thù lao ngay cả khi: các bên được môi giới không thực hiện hợp đồng đã ký hoặc phá vỡ hợp đồng. Thù lao môi giới có thể được thỏa thuận: theo một mức cố định hoặc dựa trên giá thị trường của dịch vụ môi giới. Trong trường hợp không có thỏa thuận về mức thù lao: xác định theo mức thù lao môi giới trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến mức thù lao. (Theo quy định tại Điều 86 Luật Thương mại 2005)
Cần lưu ý:
Bên môi giới có thể không được hưởng thù lao: nếu các bên được môi giới không ký kết hợp đồng và điều này đã được quy định rõ trong hợp đồng môi giới.
Bên môi giới vẫn có quyền yêu cầu: các bên được môi giới thanh toán các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình môi giới, ngay cả khi không có hợp đồng được ký kết.
Tóm lại, quyền được hưởng thù lao là một trong những quyền cơ bản của bên môi giới thương mại. Quyền này được quy định rõ ràng trong pháp luật và giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên môi giới.
Ví dụ: Một công ty bất động sản môi giới thành công trong việc giới thiệu một căn nhà cho khách hàng. Ngay cả khi khách hàng quyết định không mua căn nhà đó, công ty môi giới vẫn có quyền nhận thù lao nếu điều này đã được ghi rõ trong hợp đồng.
[EN]
According to the Commercial Law, the broker has the right to receive a commission. This commission is usually specified in the brokerage contract and arises as soon as the parties being brokered sign the official contract, regardless of whether the contract is fully executed.
This means that the broker has the right to receive the commission even if: the parties being brokered do not fulfill the signed contract or breach the contract. The commission can be agreed upon: as a fixed amount or based on the market price of the brokerage service. If no agreement on the commission amount exists, it is determined based on the brokerage commission in similar conditions regarding the supply method, timing, geographic market, payment method, and other conditions affecting the commission amount (According to Article 86 of the 2005 Commercial Law).
It is important to note:
The broker may not be entitled to a commission if the parties being brokered do not sign a contract, and this is clearly stated in the brokerage contract.
The broker still has the right to request payment for reasonable expenses incurred during the brokerage process, even if no contract is signed.
In summary, the right to receive a commission is one of the fundamental rights of a commercial broker. This right is clearly stipulated in the law and helps protect the legal interests of the broker.
Example: A real estate company successfully brokers a house to a client. Even if the client decides not to purchase the house, the brokerage company still has the right to receive the commission if this is specified in the contract.
2.3. Nghĩa vụ của bên được môi giới?
Theo Điều 152 của Luật Thương mại 2005, trừ khi có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩa vụ sau:
– Cung cấp thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ;
– Thanh toán thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
[EN]
According to Article 152 of the 2005 Commercial Law, unless otherwise agreed, the party being brokered has the following obligations:
Provide information, documents, and necessary resources related to the goods or services;
Pay the broker’s commission and any other reasonable expenses to the broker.
2.4. Quyền của bên được môi giới thương mại?
Mặc dù Luật Thương mại 2005 không liệt kê cụ thể các quyền của bên được môi giới, nhưng dựa trên các nghĩa vụ của bên môi giới, ta có thể suy ra một số quyền cơ bản sau:
Quyền yêu cầu bảo mật thông tin: Bên được môi giới có quyền yêu cầu bên môi giới giữ kín tất cả thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch, đảm bảo không tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào.
Quyền yêu cầu hoàn trả tài sản: Bên được môi giới có quyền yêu cầu bên môi giới trả lại đầy đủ các mẫu hàng hóa, tài liệu đã giao để thực hiện việc môi giới sau khi giao dịch hoàn tất.
Quyền yêu cầu bên môi giới thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng: Bên được môi giới có quyền yêu cầu bên môi giới thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng môi giới, như cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, hỗ trợ đàm phán, v.v.
Quyền khiếu nại: Nếu bên môi giới vi phạm hợp đồng hoặc gây thiệt hại cho bên được môi giới, bên được môi giới có quyền khiếu nại và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Các quyền trên xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hợp đồng, đó là sự bình đẳng giữa các bên. Mặc dù không được quy định rõ ràng trong luật, nhưng các quyền này là cần thiết để đảm bảo lợi ích hợp pháp của bên được môi giới và tạo điều kiện cho việc hợp tác thành công giữa các bên.
[EN]
Although the 2005 Commercial Law does not specifically list the rights of the party being brokered, we can infer several basic rights based on the obligations of the broker:
Right to confidentiality: The party being brokered has the right to request that the broker keeps all information and documents related to the transaction confidential and ensures that no third party is informed.
Right to request the return of property: The party being brokered has the right to ask the broker to return any goods samples and documents provided for the brokering process once the transaction is completed.
Right to request the broker to fulfill contractual obligations: The party being brokered has the right to require the broker to fulfill all commitments made in the brokering contract, such as providing complete and honest information, assisting in negotiations, etc.
Right to file a complaint: If the broker violates the contract or causes damage to the party being brokered, the party has the right to file a complaint and request compensation for the damages.
These rights stem from the fundamental principle of equality in contractual relationships. While not explicitly stated in the law, these rights are necessary to ensure the legal interests of the party being brokered and to facilitate successful cooperation between the parties.
CÔNG TY LUẬT TUYẾT NHUNG BÙI cung cấp đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm xử lý các vụ án trên thực tế trong lĩnh vực Thương mại. Liên hệ tư vấn hoặc mời luật sư tham giao bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ án Thương mại tại Toà án và Trọng tài trong các tranh chấp liên quan đến Thương mại. Vui lòng liên hệ số điện thoại hotline: 0975.982.169 hoặc gửi yêu cầu qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ.