Nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật 2025?
Bài viết đề cập đến nội dung pháp lý liên quan đến Thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật; Các loại văn bản quy phạm pháp luật; Nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật 2025? được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo.
1. Thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là kết quả của hoạt động quyền lực nhà nước, phản ánh khả năng tác động của từng cơ quan vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do đó, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật phụ thuộc vào vị trí của cơ quan ban hành trong bộ máy nhà nước, theo nguyên tắc: cơ quan nào có vị trí càng cao thì văn bản do cơ quan đó ban hành cũng có hiệu lực pháp lý cao hơn, và ngược lại.
Đối với các văn bản khác nhau về thể loại nhưng cùng do một chủ thể ban hành, thứ bậc hiệu lực pháp lý sẽ được xác định dựa trên tính chất của từng văn bản. Ví dụ, Quốc hội ban hành ba loại văn bản gồm: Hiến pháp, luật và nghị quyết. Trong đó:
Hiến pháp là đạo luật cơ bản quy định về chế độ chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, và được xác định là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất;
Tiếp theo là luật, với vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực cụ thể;
Cuối cùng là nghị quyết, quy định các vấn đề cụ thể hơn như phân chia thu – chi ngân sách giữa trung ương và địa phương, thí điểm chính sách mới hoặc quy định về tình trạng khẩn cấp, quốc phòng, an ninh…
2. Các loại văn bản quy phạm pháp luật
Dựa trên quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
+ Hiến pháp;
+ Bộ luật, luật (gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội;
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
+ Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
+ Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Tổng Kiểm toán nhà nước;
+ Thông tư liên tịch giữa các cơ quan nêu trên;
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện;
+ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
So sánh với Luật năm 2015, Luật năm 2025 có những điểm mới sau:
Bổ sung nghị quyết của Chính phủ vào hệ thống văn bản;
Thay thế quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước bằng thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước;
Bãi bỏ quy định “không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ”;
Loại bỏ hai loại văn bản:
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;
Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Việc sắp xếp các văn bản này đã bảo đảm tính hệ thống, minh bạch và phù hợp với nguyên tắc xác định hiệu lực pháp lý dựa trên địa vị pháp lý của cơ quan ban hành và tính chất của văn bản. Khắc phục được sự nhầm lẫn về hiệu lực pháp lý như trước đây (Luật năm 2008), đặc biệt là đối với các nghị quyết liên tịch.
Tuy nhiên, vẫn còn bất cập trong việc sắp xếp thứ tự các thông tư. Cụ thể:
Thông tư của Tổng Kiểm toán Nhà nước được xếp sau thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, mặc dù xét về địa vị pháp lý thì Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, còn Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc cơ quan hành pháp (Chính phủ). Điều này dẫn đến nghi vấn về sự hợp lý trong xác định thứ bậc hiệu lực giữa các loại thông tư.
3. Nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật 2025?
Nguyên tắc áp dụng pháp luật là những nguyên tắc cơ bản do pháp luật quy định, dựa trên đó các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền vận dụng các văn bản pháp luật phù hợp để giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nguyên tắc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và một số văn bản chuyên ngành như Bộ luật Dân sự.
Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 quy định cụ thể:
+ Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
+ Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi, sự kiện xảy ra trong thời gian văn bản đó có hiệu lực. Trường hợp có quy định về hiệu lực hồi tố thì thực hiện theo quy định đó.
+ Khi có sự khác nhau giữa các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề, áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
+ Nếu các văn bản do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
+ Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nếu quy định giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tế khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế, trừ trường hợp Hiến pháp.
+ Những trường hợp khác không thuộc các khoản trên do Quốc hội quy định.
Dựa trên những quy định này, việc lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng được xác định như sau:
Về thời điểm hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực.
Khoản 1 Điều 53 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 quy định:
“Thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản được ghi rõ trong văn bản đó, nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản của cơ quan nhà nước ở trung ương; và không sớm hơn 10 ngày đối với văn bản của chính quyền địa phương. Trường hợp ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn hoặc trong tình huống đặc biệt, văn bản có thể có hiệu lực ngay từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, nhưng phải được đăng tải ngay trên công báo điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phương tiện thông tin đại chúng.”
Áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn:
Khi nhiều văn bản có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn được ưu tiên áp dụng. Hiệu lực pháp lý của văn bản được xác định dựa trên vị trí của cơ quan ban hành trong hệ thống bộ máy nhà nước và tính chất pháp lý của văn bản. Nội dung này đã được phân tích chi tiết ở phần trước.
Áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau:
Nguyên tắc này áp dụng đối với các văn bản do cùng một cơ quan ban hành mà có nội dung khác nhau về cùng một vấn đề. Việc áp dụng văn bản được ban hành sau nhằm đảm bảo phù hợp hơn với điều kiện thực tế tại thời điểm áp dụng.
Áp dụng văn bản mới có quy định nhẹ hơn hoặc không quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xảy ra trước:
Quy định này thể hiện tính nhân đạo của hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo đó, nếu văn bản mới quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn hoặc không còn quy định trách nhiệm đối với hành vi đã xảy ra trước thời điểm văn bản có hiệu lực, thì áp dụng văn bản mới có lợi cho đương sự.
Áp dụng quy định của điều ước quốc tế:
Khi có sự khác biệt giữa quy định của pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, sẽ ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế (trừ Hiến pháp).
Quy định này là điểm mới so với Điều 85 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
Trước đây, việc áp dụng điều ước quốc tế trong trường hợp xung đột pháp luật chỉ được nêu trong một số luật chuyên ngành, chưa được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc Luật năm 2025 quy định rõ thành nguyên tắc áp dụng pháp luật không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của điều ước quốc tế mà còn thống nhất cách xử lý, tránh tranh cãi trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
[EN]
The article addresses legal issues related to the hierarchy of legal effectiveness of legal normative documents, types of legal normative documents, and the principles for applying laws and current regulations, as explained by Tuyet Nhung Bui Law Firm for reference purposes.
4. The Hierarchy of Legal Effectiveness of Legal Normative Documents
Legal normative documents are the outcome of state power activities, reflecting each authority’s influence on different areas of social life. Therefore, the hierarchy of legal effectiveness of legal normative documents depends on the position of the issuing authority within the state apparatus, based on the principle that the higher the authority’s position, the greater the legal effectiveness of its documents, and vice versa.
For different types of documents issued by the same entity, the hierarchy of legal effectiveness is determined based on the nature of each document. For example, the National Assembly issues three types of documents: the Constitution, laws, and resolutions. Among these:
The Constitution is the fundamental legal document that provides for the political regime, the organization of the state apparatus, human rights, and fundamental rights and obligations of citizens, and is recognized as having the highest legal effectiveness;
Next are laws, which regulate social relations within specific fields;
Finally, resolutions, which address more specific issues such as the allocation of the budget between the central and local governments, piloting new policies, or regulations concerning emergency states, national defense, and security.
5. Types of Legal Normative Documents
According to Article 4 of the 2025 Law on the Promulgation of Legal Normative Documents, the system of legal normative documents includes:
+ The Constitution;
+ Codes, laws (collectively referred to as “laws”), and resolutions of the National Assembly;
+ Ordinances and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly; joint resolutions between the Standing Committee of the National Assembly and the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front; joint resolutions among the Standing Committee of the National Assembly, the Government, and the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front;
+ Orders and decisions of the President;
+ Decrees and resolutions of the Government; joint resolutions between the Government and the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front;
+ Decisions of the Prime Minister;
+ Resolutions of the Council of Justices of the Supreme People’s Court;
+ Circulars issued by the Chief Justice of the Supreme People’s Court; the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy; Ministers; Heads of ministerial-level agencies; and the State Auditor General;
+ Joint circulars among the aforementioned authorities;
+ Resolutions of provincial-level People’s Councils;
+ Decisions of provincial-level People’s Committees;
+ Legal normative documents of local governments in special administrative-economic units;
+ Resolutions of district-level People’s Councils;
+ Decisions of district-level People’s Committees.
Compared to the 2015 Law, the 2025 Law introduced several new points:
Added the Government’s resolution into the system of documents;
Replaced the decision of the State Auditor General with the circular of the State Auditor General;
Removed the regulation prohibiting the issuance of joint circulars between Ministers and Heads of ministerial-level agencies;
Eliminated two types of documents:
Resolutions of commune-level People’s Councils;
Decisions of commune-level People’s Committees.
The arrangement of these documents ensures systematization, transparency, and consistency with the principle of determining legal effectiveness based on the legal status of the issuing authority and the nature of the document. This arrangement overcomes previous confusion (under the 2008 Law), particularly regarding joint resolutions.
However, shortcomings remain in the classification of circulars. Specifically:
The circular issued by the State Auditor General is ranked below that of Ministers and Heads of ministerial-level agencies, even though, based on legal status, the State Auditor General is elected by the National Assembly, while Ministers and Heads of ministerial-level agencies belong to the executive branch (Government). This raises concerns about the rationality of the hierarchy of effectiveness among these circulars.
6. Principles for Applying Legal Normative Documents in 2025?
The principles for applying laws are fundamental rules established by law, based on which competent state agencies, organizations, and individuals apply appropriate legal documents to address matters within their authority.
According to current law, the principles for applying legal normative documents are stipulated in the 2015 Law on the Promulgation of Legal Normative Documents and some specialized laws such as the Civil Code.
Article 58 of the 2025 Law on the Promulgation of Legal Normative Documents specifically provides:
Legal normative documents are applied from the moment they take effect;
Legal normative documents are applied to acts or events occurring while the document is in force. In cases where retroactive effect is stipulated, such retroactive application is followed;
When there are conflicting regulations on the same matter, the document with higher legal effectiveness is applied;
If documents issued by the same authority contain different regulations on the same issue, the later-issued document is applied;
The application of domestic legal normative documents must not hinder the implementation of international treaties to which Vietnam is a member. In cases where there is a conflict between domestic laws and international treaties on the same issue, the provisions of the international treaty are applied, except for the Constitution;
Other specific cases shall be prescribed by the National Assembly.
Based on these rules, the selection of legal normative documents for application is determined as follows:
Regarding the Effective Date of Legal Normative Documents: Legal normative documents are applied from their effective date.
Clause 1, Article 53 of the 2025 Law states:
“The effective date of the entire document or part thereof is specified in the document itself, but it must not be earlier than 45 days from the date of adoption or signing for documents issued by central state agencies, and not earlier than 10 days for documents issued by local authorities. In cases where documents are promulgated under expedited procedures or in special circumstances, they may take effect from the date of adoption or signing, provided that they are immediately published on the electronic gazette, national legal database, the issuing authority’s electronic portal, and through mass media.”
Applying the Document with Higher Legal Effectiveness: When multiple documents contain different provisions on the same issue, the document with higher legal effectiveness is prioritized. Legal effectiveness is determined based on the issuing authority’s position in the state apparatus and the legal nature of the document. This has been analyzed in detail earlier.
Applying the Later-Issued Document: This principle applies to documents issued by the same authority but containing different provisions on the same matter. Applying the later-issued document ensures better suitability to actual conditions at the time of application.
Applying the New Document Providing Lighter or No Legal Responsibility for Past Acts: This provision reflects the humanitarian spirit of Vietnam’s legal system. Accordingly, if the new document stipulates lighter or no legal responsibility for acts committed before the new document took effect, the new document, which is more favorable to the involved parties, will be applied.
Applying Provisions of International Treaties: When there is a difference between domestic legal provisions and international treaties to which Vietnam is a member, the provisions of the international treaty are prioritized (except for the Constitution).
This is a new point compared to Article 85 of the 2008 Law. Previously, applying international treaties in case of legal conflicts was only provided in a few specialized laws and not clearly stated in the Law on the Promulgation of Legal Normative Documents. The 2025 Law formally establishes this principle, emphasizing the importance of international treaties and ensuring consistent handling in practice.
TUYẾT NHUNG LAW cung cấp đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật. Liên hệ tư vấn các vấn pháp luật, vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0975.982.169 hoặc qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ.