[Được tham vấn bởi Luật sư Bùi Thị Nhung]
Bài viết đề cập đến nội dung liên quan đến Các dạng tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa phổ biến hiện nay? Bên bán giao hàng sai, hàng kém chất lượng hoặc không đúng thỏa thuận thì phải làm sao? Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án? được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo.
1. Các dạng tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa phổ biến hiện nay
Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên thường gặp phải nhiều rủi ro pháp lý phát sinh từ việc không tuân thủ đúng quy định hoặc thỏa thuận. Dưới đây là một số dạng tranh chấp phổ biến nhất hiện nay:
(1) Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, một giao dịch dân sự (bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa) chỉ có hiệu lực khi chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, giao dịch được thực hiện tự nguyện, với mục đích và nội dung hợp pháp.
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Trường hợp cá nhân ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức khác đại diện tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì khi ký kết hợp đồng cũng cần xem xét năng lực năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của chủ thể này và kiểm tra văn bản ủy quyền (tỉnh hợp pháp, hợp lý về hình thức, nội dung phạm vi ủy quyền…). Đối với tổ chức tham gia giao dịch cần nhận biết tổ chức đó có phải là một pháp nhân hay không. Trường hợp chủ thể giao kết ợp đồng mua bán hàng hóa là một pháp nhân thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được nêu tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Các tranh chấp thường phát sinh bao gồm:
+ Cá nhân không đủ năng lực hành vi dân sự (người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực…);
+ Doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh ngành hàng đã ký kết;
+ Người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền (không phải người đại diện theo pháp luật, hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền…);
+ Văn bản ủy quyền không hợp lệ về hình thức hoặc nội dung.
Trong các trường hợp trên, hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu từng phần, gây thiệt hại cho bên còn lại và làm mất giá trị pháp lý của toàn bộ giao dịch.
(2) Tranh chấp phát sinh do bên bán vi phạm hợp đồng
Nghĩa vụ của bên bản được quy định cụ thể tại Mục 1 Chương XVI Bộ luật Dân sự 2015, tại Mục 2 Chương II Luật Thương mại 2005 và theo thỏa thuận được ghi nhận cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa mà các bên đã ký kết. Theo đó, trong một hợp đồng mua bán hàng hóa, thông thưởng bên bán sẽ có một số nghĩa vụ cơ bản như: Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa (Điều 34, Điều 42 Luật Thương mại 2005); Giao hàng đúng địa điểm, thời điểm các bên thỏa thuận (Điều 35, Điều 37 Luật Thương mại 2005), Bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoa (Điều 45 Luật Thương mại 2005), Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoa (Điều 46 Luật Thương mại 2005); Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa (Điều 49 Luật Thương mại 2005); Nghĩa vụ thông báo trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 48 Luật Thương mại 2005).
Tuy nhiên, nhiều tranh chấp phát sinh khi bên bán vi phạm một hoặc nhiều nghĩa vụ trên, ví dụ:
+ Giao hàng chậm, không giao đúng loại, không đủ số lượng, sai quy cách;
+ Giao hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng;
+ Không bàn giao đầy đủ chứng từ, hóa đơn;
+ Bên bán không có quyền sở hữu đối với hàng hóa đã giao;
+ Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc nghĩa vụ bảo hành.
(3) Tranh chấp phát sinh do bên mua vi phạm hợp đồng
Giống như bên bản, nghĩa vụ của bên mua cũng được quy định cụ thể tại Mục 1 Chương XVI Bộ luật Dân sự 2015, tại Mục 2 Chương II Luật Thương mại 2005 và theo thỏa thuận được ghi nhận cụ thể tại HĐMBHH mà các bên đã ký kết. Theo đó, trong một hợp đồng mua bán hàng hóa, thông thường bên mua sẽ có một số nghĩa vụ cơ bản như Nghĩa vụ thanh toán (Điều 50, Điều 54, Điều 55 Luật Thương mại 2005), nghĩa vụ nhận hàng (Điều 56 Luật Thương mại 2005), nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng (Điều 44 Luật Thương mại 2005).
Tranh chấp thường gặp trong trường hợp bên mua:
+ Không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ, chậm thanh toán;
+ Từ chối nhận hàng khi không có lý do chính đáng;
+ Cố tình trì hoãn việc nhận hàng gây thiệt hại cho bên bán.
(4) Tranh chấp liên quan đến phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 và khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015, việc phạt vi phạm hay yêu cầu bồi thường chỉ có thể thực hiện khi các bên đã có thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng.Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều hợp đồng lại thiếu chặt chẽ hoặc sơ sài ở chính phần quan trọng này, dẫn đến các tranh chấp gay gắt và kéo dài. Một số tình huống phổ biến bao gồm:
+ Không quy định cụ thể mức phạt;
+ Không rõ cách tính thiệt hại;
+ Thiếu chứng cứ chứng minh thiệt hại thực tế;
+ Có điều khoản mâu thuẫn, không rõ ràng dẫn đến tranh cãi kéo dài
2. Bị giao hàng sai, kém chất lượng phải làm sao?
Căn cứ Mục 2 về Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa Luật Thương mại 2005. Theo đó, bên mua có quyền:
+ Từ chối nhận hàng hoặc yêu cầu đổi hàng;
+ Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu gây tổn thất về tài chính;
+ Phạt vi phạm hợp đồng nếu có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng;
+ Khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài thương mại để bảo vệ quyền lợi.
Lưu ý: Để thực hiện các quyền này, bên mua cần giữ lại chứng cứ, ví dụ biên bản giao hàng, ảnh chụp thực tế, hóa đơn chứng từ, email trao đổi…
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án
Giai đoạn 1: Nộp đơn khởi kiện
Người khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh. Về quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chỉ chủ thể nào có quyền khởi kiện mới có thể khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Đơn khởi kiện cần đáp ứng đầy đủ nội dung theo khoản 4 Điều 189 và kèm theo danh mục tài liệu, chứng cứ chứng minh (căn cứ điểm i khoản 4 Điều 189)
Nếu bên nguyên đơn là doanh nghiệp, cần nộp kèm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, giấy ủy quyền nếu có.
Giai đoạn 2: Tòa án xem xét và thụ lý (Căn cứ Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc. Kết quả xử lý đơn khởi kiện được Tòa án gửi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
+ Thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc rút gọn
+ Chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền;
+ Trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền.
Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo, căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện để thông báo cho nguyên đơn nộp tạm ứng án phí. Sau khi đương sự nộp biên lai đã nộp tiền tạm ứng án phí, thư ký Tòa án vào sổ thụ lý.
Giai đoạn 3: Hòa giải và chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án kinh doanh thương mại là 2 tháng kể từ ngày thụ lý (điểm b khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Trường hợp phức tạp có thể gia hạn thêm 1 tháng. Nếu vụ án bị tạm đình chỉ, thời hạn này được tính lại từ ngày có quyết định tiếp tục giải quyết.
Về thủ tục hòa giải, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa không thuộc trường hợp không được hòa giải (Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) nên Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Thẩm phán triệu tập các bên, lắng nghe ý kiến, làm rõ yêu cầu và đóng vai trò trung gian hỗ trợ các bên thỏa thuận.
Sau 7 ngày kể từ khi lập biên bản hòa giải thành, nếu không ai thay đổi ý kiến, Thẩm phán phải ra quyết định công nhận thỏa thuận giữa các bên. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi ra quyết định, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các bên và Viện kiểm sát cùng cấp. (Căn cứ khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Giai đoạn 4: Thủ tục xét xử sơ thẩm (Căn cứ Chương XIV Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Tại phiên tòa sơ thẩm, thư ký kiểm tra sự có mặt, chủ tọa phổ biến quyền nghĩa vụ tố tụng. Các bên có quyền bổ sung, rút, hoặc thay đổi yêu cầu nếu không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu. Những điều chỉnh này được ghi nhận và là căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết vụ án.
Giai đoạn 5: Nghị án và tuyên án
Nghị án là hoạt động tố tụng do Hội đồng xét xử thực hiện trong quá trình xét xử vụ án bằng cách vào phòng nghi án thảo luận và quyết định giải quyết các vấn đề có ý nghĩa quan trọng của vụ án Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc Thẩm phản và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Hội đồng xét xử nghị án trong phòng riêng
Tuyên án là giai đoạn sau khi trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa kết thúc, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận và thông quan bản án, rồi trở lại phiên tòa công khai để tuyên án.
[EN]
The article discusses issues related to common types of disputes in sales of goods contracts today. What should be done if the seller delivers incorrect goods, poor quality goods, or goods not as agreed? What is the procedure for resolving sales contract disputes at court? These matters are clarified by Tuyet Nhung Bui Law Firm for reference purposes.
1. Common Types of Disputes in Sales of Goods Contracts
During the negotiation and performance of sales of goods contracts, parties often face legal risks arising from non-compliance with regulations or contractual agreements. Below are some of the most common types of disputes today:
(1) Disputes concerning the parties to the contract
According to Clause 1, Article 117 of the 2015 Civil Code, a civil transaction (including a sales of goods contract) is only valid if the parties have full legal and civil act capacity, the transaction is voluntarily made, and the purpose and content are lawful.
“Article 117. Conditions for the validity of civil transactions
A civil transaction shall be valid when the following conditions are satisfied:
a) The parties have legal capacity and civil act capacity appropriate to the transaction;
b) The transaction is made voluntarily by the parties;
c) The purpose and content of the transaction do not violate prohibitions of the law and are not contrary to social ethics.”
If an individual authorizes another person or organization to represent them in concluding a sales contract, it is necessary to examine the legal and civil act capacity of the authorized party and verify the power of attorney (ensuring its legality, validity in form, content, and scope of authorization). For organizations, it must be determined whether the entity qualifies as a legal person. If the contracting party is a legal entity, it must meet all conditions under Clause 1, Article 74 of the 2015 Civil Code:
“Article 74. Legal persons
An organization shall be recognized as a legal person when it satisfies the following conditions:
a) It is established as prescribed by this Code or other relevant laws;
b) It has an organizational structure as provided in Article 83 of this Code;
c) It has property independent from other individuals and legal persons and is liable for obligations with its own property;
d) It independently participates in legal relations in its own name.”
Common disputes include:
Individuals lacking civil act capacity (e.g., minors, legally restricted individuals);
Enterprises conducting business in areas outside their registered scope;
Contract signatories lacking proper authority (e.g., not a legal representative or exceeding their authority);
Invalid power of attorney in form or substance.
Such circumstances may lead to the entire or partial invalidation of the contract, causing damages to the other party and nullifying the legal value of the transaction.
(2) Disputes arising from the seller’s breach of contract
The seller’s obligations are specified in Section 1, Chapter XVI of the 2015 Civil Code, Section 2, Chapter II of the 2005 Commercial Law, and the contract terms agreed upon by the parties. Typical seller obligations include:
Delivery of goods and relevant documents (Articles 34, 42 of the Commercial Law);
Delivery at the agreed place and time (Articles 35, 37);
Guarantee of ownership (Article 45);
Intellectual property rights assurance (Article 46);
Warranty obligations (Article 49);
Notification if goods are subject to secured obligations (Article 48).
Disputes may arise from:
Late delivery, wrong type, insufficient quantity, or incorrect specifications;
Poor quality goods or unclear origin;
Incomplete delivery of documents or invoices;
Seller lacking ownership rights;
Breach of IP rights or warranty obligations.
(3) Disputes arising from the buyer’s breach of contract
Like sellers, buyers have duties under Section 1, Chapter XVI of the 2015 Civil Code, Section 2, Chapter II of the 2005 Commercial Law, and as specified in the contract. These include:
Payment obligations (Articles 50, 54, 55);
Receiving goods (Article 56);
Inspecting goods before delivery (Article 44).
Common disputes involve:
Failure to pay, partial or late payment;
Unjustified refusal to accept goods;
Deliberate delay in receiving goods, causing losses to the seller.
(4) Disputes over penalties and compensation
According to Article 300 of the 2005 Commercial Law and Clause 1, Article 418 of the 2015 Civil Code, penalties and compensation can only be enforced if clearly stipulated in the contract. However, in reality, many contracts lack detailed provisions, leading to prolonged disputes. Typical issues include:
Unspecified penalty rates;
Unclear damage calculation methods;
Lack of evidence to prove actual loss;
Conflicting or vague clauses causing disputes.
2. What to Do if the Delivered Goods Are Wrong or of Poor Quality?
Based on Section 2 of the 2005 Commercial Law on the rights and obligations of parties in a sales contract, the buyer may:
Refuse to accept or request replacement of goods;
Demand compensation for financial losses;
Impose contractual penalties (if agreed in the contract);
File a lawsuit with the Court or commercial arbitration to protect their rights.
Note: The buyer must retain evidence such as delivery records, photographs, invoices, and email communications to exercise these rights.
3. Procedure for Resolving Sales Contract Disputes at Court
Stage 1: Filing the Lawsuit
The claimant must submit a petition with supporting documents and evidence. According to Article 186 of the 2015 Civil Procedure Code, only authorized individuals may initiate legal proceedings. The petition must comply with Clause 4, Article 189, and include a list of supporting documents per Point i, Clause 4, Article 189.
If the claimant is an enterprise, they must also submit the business registration certificate, company charter, and power of attorney if applicable.
Stage 2: Court Review and Acceptance (Article 191 of the 2015 Civil Procedure Code)
Within 3 working days from receiving the petition, the Chief Justice assigns a judge. Within 5 working days of assignment, the judge must:
Request amendment or supplementation;
Accept the case under standard or summary procedure;
Transfer the petition to a competent court;
Return the petition if outside the court’s jurisdiction.
If accepted, the court notifies the plaintiff to pay the court fee advance. Upon submission of the receipt, the court clerk records the case.
Stage 3: Mediation and Preparation for Trial
The preparation period for commercial cases is 2 months from acceptance (Point b, Clause 1, Article 203). For complex cases, this may be extended by 1 month. If suspended, the timeline resets upon resumption.
Since these disputes are not exempt from mediation (Article 206), the court organizes mediation sessions. The judge facilitates discussion, listens to both parties, and helps them reach an agreement.
If a settlement is reached and not challenged within 7 days, the judge issues a decision recognizing the agreement. This must be sent to the parties and the People’s Procuracy within 5 working days (Clause 1, Article 212).
Stage 4: First-Instance Trial Procedure (Chapter XIV of the 2015 Civil Procedure Code)
At the first-instance trial, the court clerk checks attendance, and the presiding judge informs the parties of their procedural rights and obligations.
The parties may modify or withdraw claims, provided they remain within the original petition’s scope. These changes are recorded for adjudication.
Stage 5: Deliberation and Verdict
Deliberation is conducted privately by the trial panel (judges and jurors) to ensure judicial independence, in line with legal principles. Only judges and jurors may participate in this stage.
After deliberation, the panel returns to the courtroom to publicly announce the verdict.
CÔNG TY LUẬT TUYẾT NHUNG BÙI cung cấp đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm xử lý các vụ án trên thực tế trong lĩnh vực Thương mại. Liên hệ tư vấn hoặc mời luật sư tham giao bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ án Thương mại tại Toà án và Trọng tài. Vui lòng liên hệ số điện thoại hotline: 0975.982.169 hoặc gửi yêu cầu qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ.