Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

[Tham vấn bởi luật sư: Bùi Thị Nhung]

Bài viết đề cập đến Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường? Các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường? Thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường? Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường? được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo.

1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Theo khoản 2, Điều 1, Nghị định số: 45/2022/NĐ-CP quy định các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

a) Các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường;

b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

d) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung), cụm công nghiệp, làng nghề;

đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;

e) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy;

g) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố chất thải; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn;

h) Các hành vi vi phạm về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm: các quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;

i) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện quan trắc môi trường; quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

k) Các hành vi cản trở trong hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định 45/2022 quy định các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

2. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

2.1. Hình thức xử phạt chính

Theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 và Điều 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, có hai hình thức chính:

Cảnh cáo: Áp dụng cho hành vi vi phạm nhẹ, do thiếu hiểu biết, không cố ý, có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền:

Tối đa 1 tỷ đồng đối với cá nhân,

Tối đa 2 tỷ đồng đối với tổ chức.

Đặc biệt, tại các khu vực nội thành của TP trực thuộc TW, mức phạt có thể tăng gấp đôi nhưng không vượt quá giới hạn pháp luật cho phép (theo khoản 1 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020).

2.2. Hình thức xử phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính, tùy mức độ vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp bổ sung. Tuy nhiên, hình thức này chỉ được áp dụng cho một số vi phạm cụ thể và được quy định rõ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 45/2022

+ Tước quyền sử dụng có thời hạn (từ 1–24 tháng) đối với các loại giấy phép như: giấy phép môi trường, giấy chứng nhận quan trắc môi trường, giấy phép tiếp cận nguồn gen, giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen,…

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; sản phẩm có giá trị sau tiêu hủy cũng bị tịch thu. Đây là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính theo quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020

+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu. trừ trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.

2.3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài xử phạt, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp như:

Thu gom, xử lý chất thải;

Khôi phục hiện trạng ban đầu của môi trường;

Nộp lại lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm;

Công khai xin lỗi hoặc cải chính thông tin sai lệch (nếu có),…

3. Thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt được quy định như sau:

“Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.

Trường hợp phạt tăng th êm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó bao gồm cả phạt tăng thêm.”

4. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Giai đoạn 1: Phát hiện và buộc chấm dứt vi phạm

Khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, các cá nhân và tổ chức có thẩm quyền cần ra lệnh để buộc chấm dứt hành vi vi phạm đó, Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức, người có thẩm quyền có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngay tại chỗ mà không cần lập biên bản về hành vi vi phạm. Tuy nhiên, nếu  vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. (Căn cứ Điều 55, Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 )

Giai đoạn 2: Lập biên bản vi phạm hành chính

Đối với các vi phạm bị xử phạt từ 250.000 đồng trở lên đối với cá nhân hoặc 500.000 đồng trở lên đối với tổ chức, người có thẩm quyền cần thực hiện các thủ tục sau:

– Khi phát hiện hành vi VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm, trừ trường hợp xử phạt không yêu cầu phải lập biên bản. Biên bản vi phạm phải được hoàn thành trong vòng 2 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc ảnh hưởng rộng rãi đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức, thời hạn lập biên bản có thể kéo dài lên đến 5 ngày làm việc. Biên bản thường lập tại nơi xảy ra vi phạm; nếu tại trụ sở cơ quan hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do. (Căn cứ Khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 )

Giai đoạn 3: Xử lý sau lập biên bản

Sau khi lập biên bản xử lý VPHC, tùy vào từng trường hợp mà người có thẩm quyền xử phạt sẽ thực hiện một số hoặc toàn bộ các công việc sau:

+ Xác minh tình tiết, định giá tang vật, và xác định thẩm quyền xử lý.

+ Nếu không thuộc thẩm quyền xử phạt, chuyển biên bản trong vòng 24 giờ cho người có thẩm quyền.

(Căn cứ Điều 59 – Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020)

Giai đoạn 4: Ra quyết định xử phạt

Thời hạn ra quyết định xử phạt tùy mức độ vụ việc:

+ 07 ngày làm việc nếu không cần xác minh, giải trình

+ 10 ngày nếu chuyển hồ sơ

+ 01 tháng nếu cần giải trình hoặc xác minh

+ 02 tháng nếu đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tình tiết phức tạp

(Căn cứ: Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020)

Giai đoạn 5: Thi hành quyết định xử phạt

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký, phải được công khai.

Việc thi hành sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 69 – 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 về thời hiệu, hoãn, tạm đình chỉ, tổ chức bị giải thể, cá nhân mất tích…

Giai đoạn 6: Cưỡng chế thi hành

Biện pháp cưỡng chế được áp dụng khi:

Cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt (theo Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 );

Hoặc không hoàn trả kinh phí khắc phục hậu quả cho cơ quan chức năng (theo khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020).

xử phạt vi phạm môi trường
Luật Tuyết Nhung Bùi – Hotline: 0975 982 169

[EN]

The article discusses the following issues in the field of environmental protection: Acts of administrative violations, forms of administrative sanctions, competent authorities, and procedures for handling administrative violations. This content is provided by Tuyet Nhung Bui Law Firm for reference purposes.

1. Acts of Administrative Violations in the Field of Environmental Protection

According to Clause 2, Article 1 of Decree No. 45/2022/ND-CP, administrative violations in the field of environmental protection include:

a) Violations of regulations on environmental registration, environmental permits, and environmental impact assessment;

b) Acts causing environmental pollution;

c) Violations of regulations on waste management;

d) Violations of environmental protection regulations committed by production, business, and service establishments (hereinafter referred to as establishments), as well as industrial zones, export processing zones, high-tech zones, and functional areas of economic zones (collectively referred to as concentrated production, business, and service zones), industrial clusters, and craft villages;

đ) Violations of regulations on environmental protection in the import of machinery, equipment, vehicles, raw materials, scrap; import and dismantling of used seagoing ships; festivals, tourism activities, and mineral exploitation;

e) Violations of regulations on managing persistent organic pollutants and materials, fuels, products, goods, and equipment containing such pollutants;

g) Violations of regulations on pollution prevention, control, remediation of environmental degradation and incidents; greenhouse gas emission reduction, and ozone layer protection;

h) Violations of regulations on nature conservation and biodiversity, including protection of natural heritage, payment for ecosystem services, sustainable conservation and development of species, and genetic resources;

i) Violations of regulations on environmental monitoring, environmental data and information management, environmental information disclosure, and environmental protection reporting;

k) Obstructing state management activities, inspections, examinations, administrative sanctions, and other violations as specified in Chapter II of Decree 45/2022.

2. Forms of Administrative Sanctions in the Field of Environmental Protection

2.1. Principal Sanctions

According to Article 21 of the 2012 Law on Handling Administrative Violations, as amended in 2020, and Article 4 of Decree 45/2022/ND-CP, there are two main forms:

Warning: Applied for minor violations due to lack of awareness or unintentional conduct, with mitigating circumstances.

Monetary fines:

Up to VND 1 billion for individuals;

Up to VND 2 billion for organizations.

In centrally governed cities, fines may be doubled but must not exceed legal limits (Clause 1, Article 23 of the 2012 Law as amended).

2.2. Additional Sanctions

Depending on the severity of the violation, the following supplementary sanctions may be applied (Article 4(2), Decree 45/2022):

Temporary revocation (1–24 months) of permits such as environmental permits, environmental monitoring certifications, access to genetic resources, and GMO testing licenses;

Confiscation of violating items, means used to commit violations, or valuable products even after destruction—this may be a principal or supplementary sanction (Article 21 of the 2012 Law as amended);

Temporary suspension or revocation of environmental permits for public service providers, unless the violation did not cause pollution or the entity has ceased the violation or remedied its consequences. Suspension begins from the time an alternate provider is appointed or selected through bidding.

2.3. Remedial Measures

In addition to sanctions, violators may be required to:

Collect and treat waste;

Restore the environment to its original state;

Return illicit profits;

Publicly apologize or correct misinformation (if any), etc.

3. Competence to Handle Administrative Violations in the Field of Environmental Protection

According to Clause 3, Article 6 of Decree 45/2022/ND-CP:

“The authority to impose administrative sanctions for violations by individuals is defined from Articles 56 to 67 of this Decree. In the case of monetary fines, the authority to impose sanctions on organizations is double that for individuals. If fines are increased based on the degree to which environmental standards are exceeded, the authority to impose sanctions is determined by the highest applicable fine for the relevant sample of waste, including any additional fines.”

4. Procedures for Handling Administrative Violations in the Field of Environmental Protection

Stage 1: Detection and Immediate Cessation of the Violation

When a violation is detected, competent individuals or organizations must order an immediate halt. If the fine does not exceed VND 250,000 for individuals or VND 500,000 for organizations, the authority may issue an on-the-spot penalty without a written record. If detection involves technical or professional equipment, a report must be prepared (Articles 55–56, 2012 Law as amended).

Stage 2: Preparing the Violation Record

For fines exceeding the above thresholds, the following must be done:

An authorized official must promptly draft a violation record unless exempted.

The record must be completed within 2 working days of detection. In complex cases, this may be extended to 5 working days.

The report is usually prepared at the site of the violation. If done elsewhere, reasons must be recorded (Clause 2, Article 58 of the 2012 Law as amended).

Stage 3: Post-Record Handling

Based on the violation report, the authority may:

Verify facts, appraise confiscated items, and determine jurisdiction;

If not competent, transfer the file within 24 hours to the appropriate authority (Articles 59–61 of the 2012 Law as amended).

Stage 4: Issuing the Sanction Decision

Timeframes depend on the case:

7 working days: If no verification or explanation is needed;

10 days: If the file is transferred;

1 month: If explanation or verification is required;

2 months: If the case is serious or complex (Article 66, 2012 Law as amended).

Stage 5: Enforcement of the Sanction Decision

The decision takes effect from the date of signing and must be made public. Implementation follows Articles 69–85 of the 2012 Law as amended, covering limitation periods, postponement, suspension, organizational dissolution, or personal absence.

Stage 6: Enforcement by Compulsion

Compulsory enforcement applies when:

The offender does not voluntarily comply (Article 73, 2012 Law as amended);

Or fails to reimburse expenses for consequence remediation (Clause 5, Article 85 of the 2012 Law as amended).


TUYẾT NHUNG LAW cung cấp đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật. Liên hệ tư vấn các vấn pháp luật, vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0975.982.169 hoặc qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5 - (1 bình chọn)
CÙNG CHỦ ĐỀ
Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu gọi lại Yêu cầu dịch vụ