Cán bộ vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính có bị xử lý không? Luật mới 2025

[Được tham vấn bởi: Luật sư Bùi Thị Nhung]

Bài viết này có nội dung liên quan đến các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính? Cán bộ vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính có bị xử lý khôn? Và Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm đang điều trị bệnh hiểm nghèo có bị xử lý kỉ kuật không? sẽ được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo.

1. Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?

Căn cứ Khoản 12 Điều 1 Nghị định số: 93/2025/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6/2025) quy định chi tiết các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

“Điều 22. Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.

2. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của đối tượng vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của đối tượng vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính.

4. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.

5. Không lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

6. Lập biên bản vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền, không đúng hành vi vi phạm hành chính, không đúng đối tượng vi phạm hành chính.

7. Vi phạm thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính hoặc vi phạm thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

8. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật hoặc không tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

9. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không đúng thẩm quyền, thủ tục (trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8 và 10 Điều này), không đúng đối tượng theo quy định pháp luật hoặc áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc không áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính.

10. Xác định không đúng hành vi vi phạm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.

11. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

12. Không sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính hoặc không kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có sai sót, vi phạm.

13. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định; không tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

14. Sử dụng trái pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính.

15. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ, không trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

16. Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

17. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

18. Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng được kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm.

19. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

20. Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính cần tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật. Việc lạm quyền, làm sai quy trình hoặc trục lợi cá nhân sẽ không chỉ bị kỷ luật mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Luật Tuyết Nhung Bùi – Hotline: 0975 982 169

2. Cán bộ vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính có bị xử lý không? Luật mới 2025

Cho tôi hỏi: Một cán bộ quản lý thị trường phát hiện cửa hàng bán hàng giả. Tuy nhiên, thay vì lập biên bản xử phạt theo đúng quy định, người này lại gợi ý chủ cửa hàng đưa 5 triệu đồng để “bỏ qua”. Sau khi nhận tiền, cán bộ rời khỏi hiện trường mà không báo cáo vụ việc với cấp có thẩm quyền. Hành vi này có bị xử lý không?

Trả lời: Hành vi trên vi phạm nghiêm trọng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ Điều 27, Nghị định 118/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, xử lý đúng người, đúng việc, đúng luật và không được trục lợi cá nhân, cụ thể :

“Điều 27. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ

Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải:

a) Có lệnh hoặc quyết định thi hành công vụ của cơ quan có thẩm quyền, mặc trang phục, quân phục, sắc phục, phù hiệu của ngành hoặc sử dụng thẻ thanh tra, thẻ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;

b) Xử lý kịp thời, đúng tính chất, mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, điều lệnh, điều lệ, quy chế của từng ngành;

c) Nghiêm túc, hòa nhã trong thực hiện công vụ.

Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này hoặc vi phạm quy định về những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chínhhoặc vi phạm quy định khác của pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Điều 28. Xử lý trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tùy trường hợp cụ thể, thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc quy định của pháp luật có liên quan”

Như vậy, nếu vi phạm, người đó sẽ bị xử lý kỷ luật, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời phải bồi thường nếu gây thiệt hại theo quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tùy theo mức độ và hậu quả.

3. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm đang điều trị bệnh hiểm nghèo có bị xử lý kỉ kuật không?

Trả lời: Không bị xử lý ngay thời điểm đang điều trị bệnh hiểm nghèo. Căn cứ Điều 3 Nghị định 112/2020NĐ/CP quy định các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể:

“Điều 3. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật

Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.

Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.”

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo chưa bị xử lý kỷ luật ngay. Tuy nhiên việc tạm hoãn xem xét kỷ luật không có nghĩa là miễn hoàn toàn trách nhiệm. Sau khi các điều kiện đặc biệt chấm dứt (hết bệnh, phục hồi nhận thức, hết thời gian thai sản, hoàn tất điều tra…), nếu hành vi vi phạm vẫn đủ căn cứ thì người vi phạm vẫn có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật.


[EN]

This article addresses issues related to violations in the enforcement of laws on administrative sanctioning. Are officials who commit violations during the handling of administrative offenses subject to disciplinary measures? And are officials, public employees, or civil servants undergoing treatment for serious illnesses still subject to disciplinary action? These questions will be clarified by Tuyet Nhung Bui Law Firm for reference purposes.

1. Violations in the enforcement of laws on administrative sanctioning

Pursuant to Clause 12, Article 1 of Decree No. 93/2025/ND-CP (amending and supplementing Article 22 of Decree No. 19/2020/ND-CP will take effect from June 15, 2025), specific violations in the enforcement of laws on administrative sanctioning are detailed as follows:

“Article 22. Violations in the enforcement of laws on administrative sanctioning

Retaining a case with signs of criminal offense to handle as an administrative violation.

Forging or falsifying administrative sanction records or records for applying administrative handling measures.

Abusing one’s position or authority to harass, demand, or receive money or property from violators; tolerating, covering up, or restricting the rights of violators during the handling process.

Illegally interfering with the handling of administrative violations.

Failing to make a record of an administrative violation upon detecting a violation as prescribed by law.

Making a violation record without authority, with incorrect description of the violation, or identifying the wrong violator.

Violating the deadline for making a violation record or for issuing an administrative sanction decision.

Failing to issue a sanctioning decision or apply administrative measures in accordance with the law; failing to confiscate violating materials or means; failing to apply remedial measures as provided in Clause 2, Article 65 of the Law on Handling Administrative Violations.

Imposing administrative sanctions, applying remedial measures, or other administrative measures without proper authority or procedure (except in cases covered under Clauses 5, 6, 7, 8, and 10 of this Article); misidentifying the violator; or applying incorrect, insufficient forms or levels of sanction or remedial measures, or failing to apply them altogether.

Incorrectly determining the nature of the violation when issuing the administrative sanction decision, except as provided in Clause 9 of this Article.

Extending the duration of administrative measures beyond the prescribed time.

Failing to amend, supplement, annul, or issue new sanctioning decisions, or failing to do so in a timely manner upon discovering errors or violations.

Failing to monitor, urge, inspect, or organize the implementation of administrative sanction decisions, confiscation decisions, or remedial measures; failing to organize enforcement of such decisions.

Illegally using funds obtained from administrative sanctions.

Failing to provide, or providing inaccurate, incomplete, or untruthful information or documents related to the inspection of law enforcement on administrative violations.

Resisting, obstructing inspection personnel, threatening, retaliating against, or making it difficult for those who provide information or documents to inspection teams, thereby obstructing law enforcement inspections.

Illegally interfering in the inspection of law enforcement on administrative violations.

Providing or disclosing information, documents, or records of inspected subjects to unauthorized individuals or organizations.

Failing to implement or improperly implementing conclusions of law enforcement inspections on administrative violations.

Failing to properly direct the implementation of law enforcement inspection conclusions on administrative violations.”

Accordingly, officials, public employees, and civil servants who are assigned to handle administrative violations must strictly comply with legal regulations. Abuse of power, procedural misconduct, or personal gain will not only result in disciplinary action but may also lead to criminal prosecution if elements of a crime are established.

Luật Tuyết Nhung Bùi – Hotline: 0975 982 169

2. Are officials who commit violations during the handling of administrative offenses subject to disciplinary action? – According to the 2025 Law

Question:

A market management officer discovers a store selling counterfeit goods. However, instead of issuing a violation record and imposing a fine as prescribed by law, the officer suggests that the store owner pay VND 5 million to “let it go.” After receiving the money, the officer leaves the scene without reporting the incident to the competent authority. Will this act be subject to any form of sanction?

Answer:

This conduct constitutes a serious violation of the law on handling administrative offenses. According to Article 27 of Decree No. 118/2020/ND-CP, any person authorized to impose administrative penalties must perform their duties correctly, handle the case lawfully, fairly, and must not exploit their position for personal gain. Specifically:

“Article 27. Responsibilities of authorized persons in handling administrative violations while performing official duties

When imposing administrative sanctions, the authorized person must:

a) Possess an order or decision from the competent authority to perform official duties, wear the appropriate uniform, insignia, or badge of the relevant sector, or carry an inspector card or civil servant card when performing specialized inspection tasks in accordance with the law;

b) Address the violation in a timely manner, in accordance with the nature and seriousness of the offense, in compliance with the laws on administrative sanctioning, and with internal rules, regulations, and codes of conduct of each sector;

c) Act professionally and courteously when carrying out official duties.

Any individual who commits violations under Clause 1 of this Article, or breaches the prohibitions set forth in Article 12 of the Law on Handling Administrative Violations, or violates other provisions of the law, shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be subject to disciplinary action or criminal prosecution; if causing damage, they must provide compensation in accordance with the Law on State Compensation Liability.

Article 28. Handling of responsibility in the enforcement of laws on administrative sanctioning

The review and handling of responsibility for agencies and individuals with sanctioning authority, depending on the specific case, shall be carried out in accordance with Government regulations or other relevant legal provisions.”

Therefore, in such cases, the official in question may be subject to disciplinary measures and potentially criminal prosecution. If damage is caused, they must also compensate in accordance with laws on state liability, depending on the severity and consequences of the violation.

3. Are officials, public employees, or civil servants undergoing treatment for serious illness subject to disciplinary action?

Answer:

They are not subject to disciplinary action at the time they are undergoing treatment for a serious illness. According to Article 3 of Decree No. 112/2020/ND-CP, there are specific cases in which disciplinary action against officials, public employees, and civil servants is deferred. Specifically:

“Article 3. Cases in which disciplinary action is not yet considered

Officials, public employees, and civil servants who are:

On annual leave, other types of leave under entitlement, or personal leave as permitted by a competent authority;

Undergoing treatment for serious illness or suffering from impaired consciousness; or seriously ill and receiving inpatient treatment at a hospital with confirmation from a competent medical institution;

Female employees who are pregnant, on maternity leave, or raising a child under 12 months old; or male employees (in the event of the mother’s death or due to other objective, force majeure reasons) raising a child under 12 months old;

Under investigation, temporary detention, or custody pending the conclusion of a competent authority’s investigation, prosecution, or trial, except where otherwise decided by a competent authority.”

Thus, officials, public employees, or civil servants undergoing treatment for serious illness are not subject to disciplinary action during the treatment period. However, the deferral of disciplinary proceedings does not mean exemption from responsibility. Once the special conditions end (e.g., recovery from illness, restored mental capacity, completion of maternity leave, or conclusion of investigation), if there is still sufficient basis, the individual may still be subject to disciplinary action in accordance with the law.

TUYET NHUNG LAW cung cấp đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm xử lý các vụ án trên thực tế trong lĩnh vực Hành chính. Liên hệ tư vấn hoặc mời luật sư tham giao bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ án hành chính hoặc đại diện theo uỷ quyền xử lý các khiếu nại liên quan đến xử phạt hành chính  vui lòng liên hệ số điện thoại: 0975.982.169 hoặc gửi yêu cầu qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ. 

Lo Phuong Thao: