Có được đóng một lần cho đủ điều kiện hưởng lương hưu không?

[Được tham vấn bởi: Luật sư Bùi Thị Nhung]

Bài viết đề cập đến nội dung liên quan đến Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện là ai? Có được đóng một lần cho đủ điều kiện hưởng lương hưu không? được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo. 

1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện là ai?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là

Đối tượng 1: Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Các nhóm đối tượng phổ biến bao gồm:

– Người lao động tự do. Ví dụ: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không đăng ký kinh doanh, thợ hồ, thợ xây làm việc theo ngày,…

– Người nông dân, người làm nông – lâm – ngư nghiệp tự túc, không thuộc hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.

– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ số năm đóng Bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu → tiếp tục tham gia để hoàn thiện số năm đóng,…

Lưu ý: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp hằng tháng thì không được tham gia BHXH tự nguyện.

Đối tượng 2: Người đang tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (không đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian hoãn)

Theo quy định, người lao động đang tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và không đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian tạm hoãn, thì được tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên
– Cán bộ, công chức, viên chức

Lưu ý: Những người này phải đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, và không có thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động về việc tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian tạm hoãn. Trong trường hợp có thỏa thuận tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì họ không thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, mà vẫn là đối tượng của Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, Người lao động không thuộc diện đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, hoặc đang tạm hoãn hợp đồng mà không đóng bắt buộc, đều có thể tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện để tích lũy thời gian, hướng tới mục tiêu đủ điều kiện hưởng lương hưu. Đây là hình thức linh hoạt, phù hợp với người lao động tự do hoặc có hoàn cảnh không ổn định, nhằm đảm bảo quyền lợi an sinh khi về già.

2. Có được đóng một lần cho đủ điều kiện hưởng lương hưu không?

Câu trả lời là: Có.

Trường hợp 1: Người lao động thiếu trên 6 tháng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động đã chấm dứt việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng thời gian đóng Bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 6 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu, vẫn có thể tham gia tiếp Bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện để hoàn thiện số năm đóng và được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định pháp luật.

Mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ Điều 3 Thông tư 11/2025/TT-BLĐTBXH và Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động trong trường hợp này được phép đóng tiếp BHXH tự nguyện với:

Mức đóng hằng tháng = 22% × mức thu nhập làm căn cứ đóng do người tham gia lựa chọn.

Trong đó: Mức thu nhập làm căn cứ đóng quy định như sau (theo khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024):

– Tối thiểu: Bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn.

– Tối đa: Không vượt quá 20 lần mức tham chiếu (lương cơ sở) tại thời điểm đóng.

Theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP, chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021–2025 là 1.500.000 đồng/người/tháng. Do đó, mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là: 1.500.000 đồng × 22% = 330.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng, Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP), người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng hàng tháng, căn cứ theo đối tượng tham gia và tỷ lệ phần trăm trên mức đóng chuẩn.

Cụ thể:

+ Người thuộc hộ nghèo, người sinh sống tại xã đảo, đặc khu kinh tế: Được hỗ trợ 50% mức đóng, tương đương 165.000 đồng/tháng, nên chỉ phải đóng 165.000 đồng/tháng.

+ Người thuộc hộ cận nghèo: Được hỗ trợ 40% mức đóng, tương đương 132.000 đồng/tháng, nên chỉ phải đóng 198.000 đồng/tháng.

Người là dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn: Được hỗ trợ 30% mức đóng, tương đương 99.000 đồng/tháng, nên chỉ phải đóng 231.000 đồng/tháng.

Các đối tượng còn lại (không thuộc nhóm ưu tiên trên): Được hỗ trợ 20% mức đóng, tương đương 66.000 đồng/tháng, nên chỉ phải đóng 264.000 đồng/tháng.

Lưu ý:

– Tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội và khả năng ngân sách tại từng địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể trình Hội đồng nhân dân cùng cấp để quyết định hỗ trợ thêm tiền đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn, ngoài mức hỗ trợ chung của Nhà nước đã quy định

– Chính phủ cũng sẽ căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội và khả năng ngân sách Nhà nước từng thời kỳ để xem xét, điều chỉnh mức hỗ trợ đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp, đảm bảo chính sách an sinh luôn sát thực tế và mang tính bền vững.

Như vậy, người lao động đã chấm dứt việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng còn thiếu trên 6 tháng đóng Bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu, hoàn toàn có thể tiếp tục tham gia Bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện để hoàn thiện thời gian đóng. Với mức thu nhập làm căn cứ đóng thấp nhất hiện nay là 1.500.000 đồng/tháng (chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn), người lao động sẽ có nhiều lựa chọn linh hoạt về phương thức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của mình.

Cụ thể, người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn một trong các hình thức sau:

– Đóng theo tháng;

– Đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần;

– Đóng một lần cho nhiều năm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

– Đóng một lần cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiền đóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Lưu ý:

– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm (60 tháng) một lần.

– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm (60 tháng) thì được đóng một lần cho đủ 15 năm để hưởng lương hưu.

Trường hợp 2: Thiếu tối đa 6 tháng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo khoản 7 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, nếu người lao động đã nghỉ việc mà thời gian đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 6 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng, thì vẫn được đóng bù một lần cho số tháng còn thiếu.
Việc đóng bù có thể do chính người lao động thực hiện hoặc do thân nhân đóng thay trong trường hợp người lao động đã qua đời. Mức đóng hằng tháng được tính bằng tổng mức đóng của cả người lao động và người sử dụng lao động trước thời điểm người lao động nghỉ việc hoặc qua đời, và toàn bộ số tiền này được nộp vào quỹ hưu trí và tử tuất. Cụ thể:

– Đối tượng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2 Điều 64 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 14 năm 6 tháng đến dưới 15 năm;

– Đối tượng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 65 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 19 năm 6 tháng đến dưới 20 năm;

– Thời điểm thực hiện việc đóng một lần cho thời gian còn thiếu được quy định là sớm nhất vào tháng liền kề trước tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

– Thời gian đóng tiếp không được tính là thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Nghĩa là nếu người lao động trước đây làm trong các ngành nghề đặc biệt hoặc vùng khó khăn, thì phần đóng bù này không được sử dụng để tính chế độ nghỉ hưu sớm theo diện đặc thù.
bảo hiểm xã hội
Luật Tuyết Nhung Bùi – Hotline: 0975 982 169

[EN]

This article addresses the content related to who can participate in voluntary social insurance? Can one make a one-time payment to meet the conditions for pension benefits? This is answered by Tuyet Nhung Bui Law Firm for reference purposes.

1. Who can participate in voluntary social insurance?

According to the provisions of Clause 4, Article 2 of the 2024 Social Insurance Law, the subjects participating in voluntary social insurance are:

Object 1: Citizens aged 15 and above who are not subject to compulsory social insurance.

Common groups include:

– Self-employed workers. For example: street vendors, small traders not registered for business, day laborers, construction workers, etc.

– Farmers, individuals engaged in agricultural, forestry, and fishery activities independently, not part of cooperatives or enterprises.

– Workers who have reached retirement age but do not have enough years of social insurance contributions to receive a pension → continue to participate to complete the required contribution years,…

Note: Individuals receiving pensions, social insurance benefits, or monthly allowances are not allowed to participate in voluntary social insurance.

Object 2: Individuals temporarily suspending their labor contracts or working contracts (not contributing to compulsory social insurance during the suspension period).

According to regulations, workers who are temporarily suspending their labor contracts or working contracts and are not contributing to compulsory social insurance during the suspension period can participate in voluntary social insurance. This includes:

– Individuals working under indefinite-term labor contracts, fixed-term labor contracts with a duration of one month or more, including cases where the worker and the employer agree under a different name but the content reflects paid work, salary, and management, supervision by one party.

– Officials, civil servants, and public employees.

Note: These individuals must be temporarily suspending their labor contracts or working contracts and have no agreement with the employer regarding the continuation of compulsory social insurance contributions during the suspension period. In cases where there is an agreement to continue contributing to compulsory social insurance, they do not fall under the category of voluntary social insurance but remain subjects of compulsory social insurance.

Thus, workers who are not subject to compulsory social insurance contributions, or who are temporarily suspending contracts without compulsory contributions, can participate in voluntary social insurance to accumulate time towards meeting the conditions for pension benefits. This is a flexible form suitable for self-employed workers or those in unstable circumstances, ensuring social security benefits in old age.

2. Can one make a one-time payment to meet the conditions for pension benefits?

The answer is: Yes.

Case 1: Workers lacking more than 6 months of compulsory social insurance contributions.

Workers who have terminated their participation in compulsory social insurance but still lack more than 6 months of contributions to meet the conditions for pension benefits can continue to participate in voluntary social insurance to complete the required contribution years and be eligible for retirement benefits according to legal regulations.

Monthly contribution to voluntary social insurance

According to Article 3 of Circular 11/2025/TT-BLDTBXH and Article 36 of the 2024 Social Insurance Law, workers in this case are allowed to continue contributing to voluntary social insurance with:

Monthly contribution = 22% × the income level chosen by the participant as the basis for contribution.

Where the income level for contribution is regulated as follows (according to Clause 2, Article 31 of the 2024 Social Insurance Law):

– Minimum: Equal to the poverty line in rural areas.

– Maximum: Not exceeding 20 times the reference level (base salary) at the time of contribution.

According to Decree 07/2021/ND-CP, the poverty line in rural areas for the period 2021–2025 is 1,500,000 VND/person/month. Therefore, the minimum contribution to voluntary social insurance is: 1,500,000 VND × 22% = 330,000 VND/month.

In addition, participants in voluntary social insurance receive partial financial support from the State. According to Article 5 of Decree No. 134/2015/ND-CP (amended by Decree 104/2022/ND-CP), participants in voluntary social insurance (BHXH) will receive monthly financial support from the State based on their participation status and the percentage rate on the standard contribution level.

Specifically:

People from poor households, those living in island communes, and economic special zones: Receive 50% support of the contribution level, equivalent to 165,000 VND/month, so they only need to contribute 165,000 VND/month.

People from near-poor households: Receive 40% support of the contribution level, equivalent to 132,000 VND/month, so they only need to contribute 198,000 VND/month.

People from ethnic minorities in difficult regions: Receive 30% support of the contribution level, equivalent to 99,000 VND/month, so they only need to contribute 231,000 VND/month.

Other remaining groups (not in the above priority groups): Receive 20% support of the contribution level, equivalent to 66,000 VND/month, so they only need to contribute 264,000 VND/month.

Note:

– If a participant in voluntary social insurance belongs to multiple support groups (for example, both a poor household and an ethnic minority), the highest support level will be applied.

– Depending on the socio-economic conditions and budget capabilities in each locality, the provincial People’s Committee may propose to the provincial People’s Council to decide on additional support for voluntary social insurance contributions for residents in the area, beyond the general support level provided by the government.

– The government will also consider adjusting the support level for voluntary social insurance contributions based on the socio-economic development situation and the state budget capabilities at each period to ensure that social security policies remain realistic and sustainable.

Thus, workers who have terminated their participation in mandatory social insurance but have less than 6 months of contributions to meet the conditions for retirement can continue to participate in voluntary social insurance to complete their contribution period. With the lowest income base for contributions currently being 1,500,000 VND/month (the poverty line in rural areas), workers will have many flexible options for contribution methods that suit their economic conditions.

Specifically, participants in voluntary social insurance can choose one of the following methods:

– Monthly contributions;

– Periodic contributions every 3 months, 6 months, or 12 months;

– A one-time contribution for multiple future years with a lower contribution amount than the amount specified in Clause 1, Article 36 of the 2024 Social Insurance Law;

– A one-time contribution for the remaining period of social insurance contributions needed to meet the conditions for retirement with a higher contribution amount than the amount specified in Clause 1, Article 36 of the 2024 Social Insurance Law.

Note

– Participants in voluntary social insurance can choose to make a one-time contribution for multiple future years, but not more than once every 5 years (60 months).

– Participants in voluntary social insurance who have reached retirement age according to the provisions of Clause 2, Article 169 of the Labor Code but have less than 5 years (60 months) of missing contributions can make a one-time contribution to complete 15 years to qualify for retirement benefits.

Case 2: Missing a maximum of 6 months of mandatory social insurance contributions

According to Clause 7, Article 33 of the 2024 Social Insurance Law, if a worker has quit their job and has a maximum of 6 months of missing mandatory social insurance contributions to meet the conditions for retirement or monthly survivor benefits, they can still make a one-time contribution for the missing months.

The contribution can be made by the worker themselves or by their relatives in the case of the worker’s death. The monthly contribution amount is calculated based on the total contributions of both the worker and the employer before the worker quit or passed away, and the entire amount is paid into the retirement and survivor benefits fund. Specifically:

– Individuals eligible for retirement age according to points a and d, Clause 1, points a and c, Clause 2, Article 64 of the 2024 Social Insurance Law must have mandatory social insurance contributions from a minimum of 14 years and 6 months to less than 15 years;

– Individuals eligible for retirement age according to Article 65 of the 2024 Social Insurance Law must have mandatory social insurance contributions from a minimum of 19 years and 6 months to less than 20 years;

– The earliest time to make a one-time contribution for the remaining period is specified as the month immediately preceding the month in which the individual meets the conditions for retirement according to legal regulations.

Note:

– The additional contribution period is not counted as time spent in heavy, hazardous, or dangerous occupations or particularly heavy, hazardous, or dangerous jobs listed by the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs, or time worked in areas with particularly difficult socio-economic conditions. This means that if the worker previously worked in special industries or difficult regions, this additional contribution cannot be used to calculate early retirement benefits under special conditions.


LUẬT TUYẾT NHUNG BÙI cung cấp đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Liên hệ tư vấn các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0975.982.169 hoặc qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5 - (1 bình chọn)
CÙNG CHỦ ĐỀ
Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu gọi lại Yêu cầu dịch vụ