Có thể uỷ quyền giải quyết thủ tục ly hôn không?

[Chuyên viên pháp lý: Trần Xuân Đại]

Bài viết đề cập đến nội dung liên quan đến việc Có thể uỷ quyền giải quyết thủ tục ly hôn không? Ly hôn thuận tình là gì? và Ly hôn đơn phương là gì? được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo.

1. Có thể uỷ quyền giải quyết thủ tục ly hôn không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong các vụ án ly hôn, đương sự không được phép ủy quyền cho người khác thay mình tham gia tố tụng. Tuy nhiên, pháp luật có quy định ngoại lệ đối với trường hợp cha, mẹ hoặc người thân thích khác của một bên vợ hoặc chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn và đồng thời làm người đại diện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Người vợ hoặc chồng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác khiến họ không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình;

Đồng thời, họ là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình do người kia gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe hoặc tinh thần.

Do đó, theo quy định hiện hành, thủ tục ly hôn là quyền và nghĩa vụ trực tiếp của vợ, chồng, và không thể ủy quyền cho người khác (kể cả luật sư) tham gia tố tụng thay. Việc đại diện chỉ được thực hiện trong trường hợp một bên mất khả năng tham gia tố tụng vì lý do nêu trên và người đại diện phải là cha, mẹ hoặc người thân thích khác.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chỉ quy định vợ, chồng không được ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn, chứ không cấm việc ủy quyền cho người khác thay mặt mình nộp đơn ly hôn. Vì vậy, vợ hoặc chồng vẫn có thể lập văn bản ủy quyền hợp pháp cho người khác nộp đơn ly hôn tại Tòa án theo quy định của pháp luật về ủy quyền.

2. Ly hôn thuận tình là gì?

Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, ly hôn thuận tình là trường hợp cả hai vợ chồng đều đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân và đã thống nhất được toàn bộ các vấn đề liên quan như quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, phân chia tài sản và nợ chung (hoặc cùng chấp thuận việc tách yêu cầu phân chia tài sản vợ chồng thành một vụ án riêng sau khi ly hôn).

Điều kiện để ly hôn thuận tình:

Yếu tố quan trọng để Tòa án xem xét và công nhận ly hôn thuận tình là sự tự nguyện thực sự từ cả hai phía. Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn thuận tình nếu đáp ứng đầy đủ ba điều kiện sau:

– Hai bên vợ chồng đều tự nguyện ly hôn và cùng ký vào đơn yêu cầu ly hôn;

– Đã thống nhất được việc ai là người trực tiếp nuôi con, mức cấp dưỡng nuôi con và nội dung thỏa thuận này đảm bảo quyền lợi hợp pháp của vợ, chồng và con;

– Đã có thỏa thuận về việc chia tài sản, nghĩa vụ tài chính chung hoặc không yêu cầu Tòa án giải quyết nội dung này. Trường hợp có thỏa thuận phân chia tài sản và muốn Tòa án công nhận, các bên có thể trình bày yêu cầu trong đơn ly hôn.

Nếu một trong ba điều kiện nêu trên không đạt được sự đồng thuận, vụ việc sẽ không được coi là ly hôn thuận tình mà sẽ được xử lý theo thủ tục ly hôn đơn phương.

Để biết thêm chi tiết về quy trình thực hiện ly hôn thuận tình, bạn có thể tham khảo tại: https://tuyetnhunglaw.vn/huong-dan-ly-hon-thuan-tinh-nhanh

3. Ly hôn đơn phương là gì?

Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, ly hôn đơn phương là trường hợp một bên vợ hoặc chồng tự mình yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn và được Tòa án chấp nhận nếu có căn cứ chứng minh rằng người kia có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng, khiến quan hệ hôn nhân trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể tiếp tục, và mục đích hôn nhân không đạt được.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục ly hôn đơn phương, bạn có thể tham khảo bài viết tại: https://tuyetnhunglaw.vn/huong-dan-thu-tuc-ly-hon-don-phuong-nhanh

uỷ quyền ly hôn
Luật Tuyết Nhung Bùi – Hotline: 0975 982 169

[EN]

1. Can a person authorize someone else to handle divorce procedures?

According to Clause 4, Article 85 of the Civil Procedure Code, in divorce cases, the parties are not allowed to authorize others to participate in the proceedings on their behalf. However, the law provides an exception in cases where a parent or other close relative of either spouse may request the court to resolve the divorce and act as a representative, provided that the following conditions are met:

The spouse suffers from a mental illness or another condition that renders them incapable of perceiving and controlling their behavior;

At the same time, they are a victim of domestic violence committed by the other spouse, seriously affecting their life, health, or mental well-being.

Therefore, under current law, the divorce process is a direct right and obligation of the spouses, and they cannot authorize another person (including a lawyer) to participate in the proceedings on their behalf. Representation is only allowed when one spouse is incapable of participating in the proceedings due to the aforementioned reasons, and the representative must be a parent or another close relative.

However, current law only prohibits spouses from authorizing others to participate in the litigation process of a divorce case; it does not prohibit the authorization of someone to submit the divorce petition on their behalf. As such, a spouse may legally authorize another person to file a divorce petition at the court in accordance with the provisions on authorization under the law.

2. What is consensual divorce?

According to Article 55 of the 2014 Law on Marriage and Family, consensual divorce refers to the case where both spouses mutually agree to end their marital relationship and have reached an agreement on all related issues such as spousal relations, child custody, child support obligations, and the division of property and common debts (or both parties agree to separate the property division request into a separate case after the divorce).

Conditions for consensual divorce:

The key requirement for the court to consider and approve a consensual divorce is the genuine voluntary agreement of both spouses. The court will grant a consensual divorce if all three of the following conditions are met:

– Both spouses voluntarily agree to divorce and have signed the divorce petition;

– They have reached an agreement on who will have custody of the child(ren) and on the level of child support, and this agreement must ensure the legal rights of both spouses and the child(ren);

– They have agreed on the division of property and joint debts, or they do not request the court to resolve this matter. If the spouses have an agreement on property division and wish for it to be recognized by the court, they may include this request in the divorce petition.

If the spouses cannot reach agreement on any one of the three above conditions, the case will not be considered a consensual divorce and will be handled as a unilateral divorce.

For more details about the consensual divorce procedure, please refer to: https://tuyetnhunglaw.vn/huong-dan-ly-hon-thuan-tinh-nhanh

3. What is unilateral divorce?

According to Article 56 of the 2014 Law on Marriage and Family, unilateral divorce occurs when one spouse independently requests the court to resolve the divorce and the court approves it if there is sufficient evidence that the other spouse has committed acts of domestic violence or has seriously violated the rights and obligations of husband or wife, causing the marital relationship to become severely damaged, making cohabitation impossible, and preventing the achievement of the marriage’s purpose.

For more information on the unilateral divorce process, please visit: https://tuyetnhunglaw.vn/huong-dan-thu-tuc-ly-hon-don-phuong-nhanh

TUYẾT NHUNG LAW cung cấp đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật. Liên hệ tư vấn các vấn pháp luật, vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0975.982.169 hoặc qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5 - (1 bình chọn)
CÙNG CHỦ ĐỀ
Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu gọi lại Yêu cầu dịch vụ