Bài viết đề cập đến nội dung pháp lý liên quan đến vi phạm hành chính là gì? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính? và Hết thời hiệu xử phạt hành chính thì có còn bị phạt không? sẽ được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo.
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước nhưng không cấu thành tội phạm và theo quy định pháp luật thì phải chịu xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền tiến hành áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng hành vi đó không phải là tội phạm, bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là những biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm: nhắc nhở, giáo dục tại cộng đồng và quản lý tại gia đình.
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, ngoại trừ các trường hợp sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính liên quan đến kế toán, hóa đơn, phí và lệ phí, kinh doanh bảo hiểm, quản lý giá, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, thủy sản, lâm nghiệp, điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hoạt động dầu khí và khoáng sản khác, bảo vệ môi trường, năng lượng nguyên tử, quản lý và phát triển nhà ở, công sở, đất đai, đê điều, báo chí, xuất bản, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa, sản xuất và buôn bán hàng cấm, hàng giả, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì thời hiệu xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp vi phạm hành chính liên quan đến thuế và kiểm toán độc lập thì thời hiệu xử phạt áp dụng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về kiểm toán độc lập.
– Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu xử phạt được quy định như sau:
Với hành vi vi phạm đã kết thúc, thời hiệu được tính từ thời điểm hành vi vi phạm chấm dứt.
Với hành vi vi phạm đang diễn ra, thời hiệu tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển hồ sơ đến, thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b nêu trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét hồ sơ sẽ được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Nếu trong thời hạn được quy định tại điểm a và b nêu trên, cá nhân hoặc tổ chức có hành vi trốn tránh hoặc cản trở việc xử phạt, thì thời hiệu sẽ được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, cản trở chấm dứt.
– Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
+ Là 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90;
+ Là 06 tháng kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90;
+ Là 06 tháng kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 4 và 6 Điều 90;
+ Là 03 tháng kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này.
– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
+ Là 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92;
+ Là 06 tháng kể từ ngày cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 92.
– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc:
+ Là 01 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94.
+ Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
+ Là 03 tháng kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96.
– Trong thời hạn quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, nếu cá nhân cố tình trốn tránh hoặc cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu sẽ được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, cản trở chấm dứt.
3. Hết thời hiệu xử phạt hành chính thì có còn bị phạt không?
“Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
d) Cá nhân vi phạm hành chính đã chết, mất tích hoặc tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc nếu pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không coi là đã xử phạt vi phạm hành chính.”
Do đó, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, không thể ra quyết định xử phạt nữa mà chỉ có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (bao gồm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu chúng thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc theo quy định của pháp luật về việc tịch thu và khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính).
Luật Tuyết Nhung Bùi – Hotline: 0975 982 169
[EN]
The article discusses legal content related to what administrative violations are, the statute of limitations for administrative penalties, and whether penalties can still be imposed after the statute of limitations has expired. These issues will be addressed by Tuyet Nhung Bui Law Firm for reference purposes.
4. What is an administrative violation?
According to Articles 1-4 of Article 2 of the Law on Handling Administrative Violations 2012, an administrative violation is an act committed by an individual or organization that violates state management regulations but does not constitute a criminal offense. Such violations are subject to administrative penalties according to the law.
Administrative penalties refer to the actions taken by competent authorities to apply penalties and corrective measures for individuals or organizations that commit administrative violations, in accordance with the regulations on administrative penalty enforcement.
Administrative handling measures are actions applied to individuals who violate laws on security, order, and social safety, but whose actions do not constitute criminal offenses. These measures include: education at the commune, ward, or town; placement in a reform school; placement in a mandatory educational institution; and placement in a compulsory rehabilitation facility.
Alternative administrative handling measures are educational measures applied instead of administrative penalties or handling measures for minors committing administrative violations. These include: warnings, community-based education, and family-based supervision.
5. What is the statute of limitations for administrative violations?
The statute of limitations for administrative violations is as follows:
The statute of limitations for administrative penalties is one year, except in the following cases:
For violations related to accounting, invoices, fees and charges, insurance business, price management, securities, intellectual property, construction, fisheries, forestry, investigation, planning, exploration, exploitation, and use of water resources, oil and gas activities, other mineral activities, environmental protection, nuclear energy, housing and office management and development, land, dykes, press, publishing, production, export, import, trade of goods, production and sale of prohibited and counterfeit goods, and overseas labor management, the statute of limitations is two years.
In the case of administrative violations in the tax field, the statute of limitations is governed by the regulations on tax management.
For administrative violations related to taxes and independent auditing, the statute of limitations is applied according to the regulations of the tax management law and the independent auditing law.
The starting point for calculating the statute of limitations is as follows:
For completed violations, the statute of limitations is calculated from the time the violation ended.
For ongoing violations, the statute of limitations is calculated from the time the violation is discovered.
In cases where individuals or organizations are penalized based on a case file transferred by the investigation authority, the statute of limitations is applied according to the regulations outlined in points a and b above. The time the investigation authority takes to review the case is included in the statute of limitations for administrative penalties.
If within the time limit specified in points a and b above, an individual or organization intentionally evades or obstructs the penalty enforcement, the statute of limitations will be recalculated from the time the evasion or obstruction ends.
The statute of limitations for applying administrative handling measures is as follows:
For educational measures at the commune, ward, or town:
One year from the date the individual committed the violation outlined in Clause 1 of Article 90;
Six months from the date the individual committed the violation outlined in Clause 2 of Article 90;
Six months from the date the individual last committed one of the violations outlined in Clauses 3, 4, and 6 of Article 90;
Three months from the date the individual last committed the violation outlined in Clause 5 of Article 90 of this Law.
The statute of limitations for applying the measure of placement in a reform school:
One year from the date the individual committed the violation outlined in Clauses 1 and 2 of Article 92;
Six months from the date the individual committed one of the violations outlined in Clauses 3 and 4 of Article 92.
The statute of limitations for applying the measure of placement in a mandatory educational institution:
One year from the date the individual last committed one of the violations outlined in Clause 1 of Article 94.
The statute of limitations for applying the measure of placement in a compulsory rehabilitation facility:
Three months from the date the individual last committed the violation outlined in Clause 1 of Article 96.
If, within the time limits specified in points a, b, c, and d of this section, an individual intentionally evades or obstructs the application of administrative handling measures, the statute of limitations will be recalculated from the time the evasion or obstruction ends.
6. Can a penalty still be imposed after the statute of limitations for administrative violations has expired?
According to Article 65 of the 2012 Law on Handling Administrative Violations:
“Article 65. Cases where no administrative penalty decision is made
No decision to impose an administrative penalty shall be made in the following cases: a) Cases specified in Article 11 of this Law; b) The violator cannot be identified; c) The statute of limitations for imposing an administrative penalty as prescribed in Article 6 has expired, or the deadline for issuing a penalty decision as specified in Clause 3 of Article 63 or Clause 1 of Article 66 of this Law has passed; d) The individual who committed the administrative violation has died, gone missing, or the organization that committed the violation has been dissolved or gone bankrupt during the period of reviewing the penalty decision; đ) The case file showing signs of a criminal offense has been transferred as prescribed in Article 62 of this Law.
For cases specified in points a, b, c, and d of Clause 1 of this Article, the competent authority shall not issue an administrative penalty decision, but must still make a decision to confiscate the administrative violation-related property or equipment if they are of the type that is prohibited from being stored, circulated, or if the law prescribes confiscation as a form of penalty and applying measures to remedy the consequences of the violation.
The decision must clearly state the reasons for not issuing the administrative penalty decision, the confiscated property or equipment, the remedial measures applied, the responsibilities, and the deadlines for implementation.
The confiscation of property or equipment related to the administrative violation and the application of remedial measures prescribed in this clause shall not be considered as an administrative penalty.”
Therefore, once the statute of limitations for imposing administrative penalties has expired, no penalty decision can be made, and only remedial measures can be applied (which may include confiscation of property or equipment related to the violation if they are prohibited from being stored or circulated, or as stipulated by law regarding confiscation and remedial measures for administrative violations).
TUYET NHUNG LAWcung cấp đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm xử lý các vụ án trên thực tế trong lĩnh vực Hành chính. Liên hệ tư vấn hoặc mời luật sư tham giao bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ án hành chính hoặc đại diện theo uỷ quyền xử lý các khiếu nại liên quan đến xử phạt hành chính vui lòng liên hệ số điện thoại:0975.982.169hoặc gửi yêu cầu qua email:lienhe@tuyetnhunglaw.vnđể được hỗ trợ.