Hợp đồng thuê tài sản là gì?

Bài viết đề cập đến nội dung pháp lý liên quan đến Hợp đồng thuê tài sản là gì? và việc xử lý trường hợp không trả lại tài sản thuê sau khi hết thời hạn thuê tài sản sẽ được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo. 

The article addresses legal matters related to lease contracts, associated issues, and the handling of cases where leased property is not returned after the lease term expires. These matters are explained by Tuyet Nhung Bui Law Firm for reference purposes.

1. Hợp đồng thuê tài sản là gì?

Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong một thời hạn và bên thuê phải trả tiền thuê.

– Giá thuê tài sản trong hợp đồng:

Theo Điều 473 Bộ luật Dân sự năm 2015, Giá thuê được xác định dựa trên sự thỏa thuận của các bên hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu, trừ khi pháp luật có quy định khác.

Nếu không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng, giá thuê sẽ được xác định theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.

– Thời hạn thuê tài sản trong hợp đồng:

Theo Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2015: Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì xác định dựa trên mục đích thuê.

Nếu không thỏa thuận được thời hạn thuê hoặc thời hạn thuê không thể xác định, các bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất kỳ lúc nào nhưng phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý.

– Cho thuê lại tài sản:

Theo Điều 475 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản nếu được bên cho thuê đồng ý.

– Giao tài sản thuê:

Theo Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2015Bên cho thuê phải giao tài sản đúng thỏa thuận về số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm, và cung cấp thông tin sử dụng tài sản.

Nếu giao tài sản không đúng thỏa thuận, bên thuê có thể yêu cầu sửa chữa, giảm giá, hủy bỏ hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại.

– Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê:

Theo Điều 477 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên cho thuê phải bảo đảm tài sản trong tình trạng phù hợp với thỏa thuận và mục đích thuê, sửa chữa hư hỏng trừ hư hỏng nhỏ do bên thuê tự chịu trách nhiệm.

Nếu tài sản bị khuyết tật hoặc giảm giá trị không do lỗi bên thuê, bên thuê có thể yêu cầu sửa chữa, giảm giá, đổi tài sản, hoặc chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường.

– Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản:
Theo Điều 478 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng ổn định cho bên thuê. Nếu có tranh chấp về quyền sở hữu khiến bên thuê không sử dụng được tài sản, họ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê:

Theo Điều 479 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên thuê phải bảo quản tài sản, thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

Bên thuê có thể cải tạo tài sản thuê nếu được bên cho thuê đồng ý và có thể yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý.

– Nghĩa vụ sử dụng tài sản đúng mục đích:

Theo Điều 480 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên thuê phải sử dụng tài sản đúng mục đích và công dụng đã thỏa thuận. Nếu vi phạm, bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

– Trả tiền thuê:

Theo Điều 481 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận, thời hạn trả tiền sẽ được xác định theo tập quán hoặc trả khi hoàn trả tài sản.

Nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp (trừ khi có thỏa thuận khác), bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Trả lại tài sản thuê:

Theo Điều 481 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên thuê phải trả lại tài sản đúng tình trạng nhận ban đầu, trừ hao mòn tự nhiên. Nếu tài sản giảm giá trị, bên thuê phải bồi thường thiệt hại.

Nếu tài sản thuê là gia súc, bên thuê phải trả cả gia súc sinh ra trong thời gian thuê (nếu không có thỏa thuận khác).

Khi chậm trả tài sản, bên thuê chịu rủi ro và có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại.

[EN]

Definition of Lease Contract:

According to Article 472 of the 2015 Civil Code, a lease contract is an agreement between parties where the lessor transfers property to the lessee for use within a specific period, and the lessee is obligated to pay rent.

Rent in the Lease Contract:

Pursuant to Article 473 of the 2015 Civil Code, the rent is determined based on the agreement between the parties or by a third party upon request, unless otherwise stipulated by law.

If there is no agreement or the agreement is unclear, the rent will be determined based on the market price at the time and place of contract execution.

Lease Term in the Contract:

According to Article 474 of the 2015 Civil Code, the lease term is agreed upon by the parties; if no agreement exists, it is determined by the purpose of the lease.

If the lease term cannot be agreed upon or determined, either party may terminate the contract at any time, provided reasonable prior notice is given.
Sublease of Leased Property:

Pursuant to Article 475 of the 2015 Civil Code, the lessee has the right to sublease the property if consent is granted by the lessor.

Delivery of Leased Property:

Under Article 476 of the 2015 Civil Code, The lessor must deliver the property in accordance with the agreement regarding quantity, quality, type, condition, time, location, and provide necessary usage information.

If the delivery does not comply with the agreement, the lessee may request repairs, a reduction in rent, contract termination, or compensation for damages.

Obligation to Ensure Usability of Leased Property:

As per Article 477 of the 2015 Civil Code, The lessor must ensure the property is in the agreed condition, suitable for the lease purpose, and repair damages except for minor ones that the lessee is responsible for.

If the property is defective or loses value through no fault of the lessee, the lessee may request repairs, rent reduction, property replacement, or contract termination with compensation.

Obligation to Ensure the Right to Use the Property:

According to Article 478 of the 2015 Civil Code, the lessor must ensure stable usage rights for the lessee. If ownership disputes arise that prevent the lessee from using the property, they may terminate the contract and claim damages.

Obligation to Maintain Leased Property:

Under Article 479 of the 2015 Civil Code, the lessee must maintain and perform minor repairs on the property; in case of loss or damage, they must compensate.

The lessee may improve the property if consent is granted by the lessor and can request reimbursement for reasonable expenses.

Obligation to Use Property for Its Intended Purpose:

As stipulated in Article 480 of the 2015 Civil Code, the lessee must use the property for the agreed purpose and intended function. Violations allow the lessor to terminate the contract and seek compensation.

Payment of Rent:

According to Article 481 of the 2015 Civil Code, The lessee must pay the rent in full and on time. If no timeline is specified, payment is determined by local practices or upon property return.

If the lessee fails to pay rent for three consecutive periods (unless otherwise agreed), the lessor may terminate the contract unilaterally.

Return of Leased Property:

Pursuant to Article 481 of the 2015 Civil Code, the lessee must return the property in its original condition, except for normal wear and tear. If the property loses value, the lessee must compensate for damages.

For leased livestock, the lessee must return both the original livestock and any offspring unless otherwise agreed.

If the lessee delays returning the property, they bear the risk and may be required to compensate for damages.

Công Ty Luật TNHH Tuyết Nhung Bùi Tư Vấn Pháp Luật

2. Không trả lại tài sản sau khi thuê phải làm sao?

Điều 482 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: Bên thuê phải hoàn trả tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo tình trạng đã thỏa thuận. Nếu giá trị tài sản thuê giảm sút so với tình trạng khi nhận, bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, không bao gồm hao mòn tự nhiên.

Đối với tài sản thuê là động sản, địa điểm trả lại là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ khi có thỏa thuận khác.

Đối với tài sản thuê là gia súc, bên thuê phải trả lại cả gia súc đã thuê và gia súc sinh ra trong thời gian thuê, trừ khi có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc sinh ra cho bên thuê.

Nếu bên thuê chậm trả tài sản, bên cho thuê có quyền yêu cầu trả tài sản, thanh toán tiền thuê trong thời gian chậm trả và bồi thường thiệt hại. Nếu có thỏa thuận, bên thuê còn phải trả tiền phạt do vi phạm.

Trong thời gian chậm trả, mọi rủi ro liên quan đến tài sản thuê sẽ do bên thuê chịu trách nhiệm.

Như vậy, bên thuê có nghĩa vụ trả lại tài sản khi hết thời hạn thuê tài sản. Nếu cố tình không trả lại thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Hoặc có thể trình báo công an về Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau: “Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra bên cho thuê cũng có thể khởi kiện dân sự để đòi lại tài sản đồng thời yêu cầu trả tiền thuê cho những ngày không trả lại tài sản cùng các yêu cầu bồi thường thiệt hại khác nếu có. 

[EN]

What to Do When a Leased Property Is Not Returned?

According to Article 482 of the 2015 Civil Code:

The lessee is obligated to return the leased property in the same condition as when it was received, except for normal wear and tear or as otherwise agreed. If the value of the leased property decreases compared to its original condition, the lessor has the right to claim compensation for damages, excluding natural wear and tear.

For leased movable property, the return location is the residence or office of the lessor unless otherwise agreed.

For leased livestock, the lessee must return both the original livestock and any offspring born during the lease period unless otherwise agreed. The lessor must reimburse the lessee for the cost of caring for the offspring.

If the lessee delays returning the property, the lessor has the right to demand its return, payment for the rental period during the delay, and compensation for damages. If agreed upon, the lessee may also have to pay a penalty for breach of contract.

During the delay, the lessee assumes all risks associated with the leased property.

Therefore, the lessee is obligated to return the property upon the expiration of the lease term. Failure to do so may result in administrative penalties under Point d, Clause 1, Article 15 of Decree 144/2021/ND-CP, with fines ranging from 2,000,000 VND to 3,000,000 VND.

Alternatively, the lessor may report the matter to the authorities for prosecution under Article 176 of the 2015 Penal Code, as amended in 2017, for the crime of unlawful possession of property. The provision states:

“Anyone who intentionally fails to return property valued between 10,000,000 VND and under 200,000,000 VND (or less than 10,000,000 VND if the property is an artifact, relic, or item of similar significance) to its rightful owner, lawful manager, or responsible authority, after being requested to do so as prescribed by law, shall be subject to a fine ranging from 10,000,000 VND to 50,000,000 VND, non-custodial reform for up to two years, or imprisonment for three months to two years.

If the unlawfully retained property is valued at 200,000,000 VND or more, or is a national treasure, the offender shall be sentenced to imprisonment for one to five years.”

Additionally, the lessor may file a civil lawsuit to reclaim the property and request payment for the rental period during which the property was not returned, along with compensation for any other damages incurred, if applicable.

CÔNG TY LUẬT TUYẾT NHUNG BÙI cung cấp đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm xử lý các vụ án trên thực tế trong lĩnh vực dân sự. Liên hệ tư vấn, mời luật sư tham giao bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đại diện theo uỷ quyền. Vui lòng liên hệ số điện thoại hotline: 0975.982.169 hoặc gửi yêu cầu qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ. 

Luật sư Bùi Thị Nhung: