How much are the court fees for divorce?

What are the court fees for divorce? How are the procedures for consensual divorce and unilateral divorce regulated? These questions will be answered in this article for reference purposes.

1. How much are the court fees for divorce?

Điều 11, Nghị quyết số: 01/2024/NQ-HĐTP ngày 16/5/2024 hướng dẫn: Đương sự phải chịu án phí trong vụ án tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con theo quy định tại Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, trừ trường hợp tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Trong vụ án ly hôn mà các bên đương sự thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì cần phân biệt như sau:

+ Trường hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thì các bên đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định);

+ Trường hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn tại phiên tòa sơ thẩm thì các bên đương sự phải chịu 100% mức án phí quy định (mỗi bên phải chịu 50% mức án phí quy định).

Trường hợp trước khi mở phiên tòa, các bên đương sự tự nguyện ly hôn nhưng không thỏa thuận được về con chung và tài sản chung mà Tòa án xét xử và ra bản án sơ thẩm thì các đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định đối với yêu cầu xin ly hôn (mỗi bên phải chịu 25% mức án phí quy định); về quan hệ tài sản thì mức án phí mỗi bên phải chịu tương ứng với giá trị phần tài sản mà mỗi bên được chia theo quy định của pháp luật về án phí.

Mức án phí dân sự theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định như sau:

Án phí dân sự sơ thẩm

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

[EN]

Article 11, Resolution No. 01/2024/NQ-HĐTP dated May 16, 2024, provides guidelines: Parties involved in a dispute regarding the determination of paternity or maternity must bear court fees in accordance with Article 26 of Resolution No. 326/2016/UBTVQH14 dated December 30, 2016, of the Standing Committee of the National Assembly on the rates, exemptions, reductions, collection, payment, management, and use of court fees and charges, except in cases of disputes concerning the determination of paternity or maternity for minors or adults who have lost civil capacity.

In divorce cases where the parties mutually agree to divorce under the law on marriage and family, the distinction is made as follows:

If the parties mutually agree to divorce before the first-instance trial, each party must bear 50% of the prescribed court fees (each party must bear 25% of the prescribed court fees);

If the parties mutually agree to divorce during the first-instance trial, each party must bear 100% of the prescribed court fees (each party must bear 50% of the prescribed court fees).

In cases where the parties voluntarily agree to divorce before the trial but cannot reach an agreement on matters related to children and shared property, and the court conducts the trial and issues a first-instance judgment, the parties must bear 50% of the prescribed court fees for the divorce request (each party must bear 25% of the prescribed court fees); regarding property division, the court fees each party must bear will correspond to the value of the assets each party is awarded according to the law on court fees.

The civil court fees as per Resolution No. 326/2016/UBTVQH14 dated December 30, 2016, are as follows:

Trial court fees

1.1

For disputes related to civil matters, marriage and family, and labor without a monetary quota.

300.000 VND

1.3

For disputes related to civil matters, marriage and family, and labor have a monetary quota.

a

From 6.000.000 VND back down

300.000 VND

b

From upon 6.000.000 VND to 400.000.000 VND 5% disputed property value

c

From upon 400.000.000 VND to 800.000.000 VND

20,000,000 VND + 4% of the disputed property value exceeding 400,000,000 VND

d

From upon 800.000.000 VND to 2.000.000.000 VND 36,000,000 VND + 3% of the disputed property value exceeding 800,000,000 VND

đ

From upon 2.000.000.000 VND to 4.000.000.000 VND

72,000,000 VND + 2% of the acceptable value of assets exceeding 2,000,000,000 VND

e

From upon 4.000.000.000 VND 112,000,000 VND + 0.1% of the disputed property value exceeding 4,000,000,000 VND.

2. Regulations on consensual divorce?

Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, ly hôn thuận tình xảy ra khi cả hai vợ chồng đồng ý ly hôn và đã thỏa thuận được mọi vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, trách nhiệm cấp dưỡng, và phân chia tài sản, nợ chung (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu phân chia tài sản vợ chồng thành một vụ án riêng sau khi ly hôn).

– Điều kiện ly hôn thuận tình:

Điều kiện quan trọng để Tòa án công nhận ly hôn thuận tình là sự tự nguyện thực sự của cả hai vợ chồng. Do đó, Tòa án sẽ xem xét cho ly hôn đồng thuận khi có đủ ba yếu tố sau:

+ Cả hai vợ chồng đều tự nguyện ly hôn và ký vào đơn ly hôn.

+ Đã đạt được thỏa thuận về người nuôi con và mức cấp dưỡng cho con, và thỏa thuận này phải bảo đảm quyền lợi của cả hai bên cũng như của con.

+ Đã có thỏa thuận về việc phân chia tài sản, nợ chung hoặc trong trường hợp không có thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề này.

+ Nếu vợ chồng đã thỏa thuận về phân chia tài sản và muốn Tòa án công nhận, họ có thể yêu cầu Tòa án xem xét thỏa thuận này trong đơn ly hôn.

+ Trong trường hợp không thỏa thuận được ít nhất một trong ba yếu tố trên, ly hôn của bạn sẽ được xem xét là ly hôn đơn phương, không được công nhận là ly hôn thuận tình.

– Hồ sơ ly hôn thuận tình:

+ Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Theo mẫu);

+ Căn cước công dân của vợ và chồng (Bản công chứng/ chứng thực);

+ Giấy xác nhận thông tin cư trú của vợ và chồng (Bản gốc);

+ Giấy khai sinh của con chung (Bản công chứng/ chứng thực);

+ Giấy tờ về quyền tài sản trong trường hợp có yêu cầu chia tài sản chung tại toà án (Bản công chứng/ chứng thực);

+ Các tài liệu khác chứng minh lỗi của vợ hoặc chồng?

+ Đơn đề nghị không thông qua hoà giải toà án trong trường hợp không muốn tham gia hoà giải tiền tố tụng.

– Thẩm quyền toà án giải quyết ly hôn đơn phương:

Theo quy định tại các Điều 28, 35, 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Toà án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương giữa công dân Việt Nam với nhau.

Cách xác định nơi cư trú của cá nhân vui lòng tham khảo tại bài viết: “Nơi cư trú của cá nhân được xác định như thế nào?”

– Phân chia quyền nuôi con trong ly hôn thuận tình:

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Vợ chồng tự thoả thuận về vấn đề ai sẽ nuôi con sau khi ly hôn và được ghi nhận trong bản án. Con từ 7 tuổi trở lên phải xem xét đến nguyện vọng của con khi toà án giải quyết thủ tục ly hôn.

– Phân chia tài sản chung khi ly hôn đơn phương:

Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Nguyên tắc sẽ chia đôi tài sản chung có tính đến: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Theo Thông tư liên tịch số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 giải thích như sau:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập: Là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Tuy nhiên, trong ly hôn thuận tình Toà án sẽ tôn trọng và công nhận theo sự thoả thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng tự thoả thuận được có thể tự công chứng phân chia tại Phòng công chứng và không yêu cầu Toà án giải quyết để tránh mất án phí.

– Thời hạn và mức án giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương:

Khoảng 2 – 3 tháng tùy thuộc vào tính chất vụ việc mà có thể ngắn hoặc kéo dài hơn.

– Hướng dẫn Ly hôn thuận tình nhanh: 

Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình có thể được rút ngắn không? Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời gian giải quyết ly hôn thuận tình có thể không kéo dài quá 02 – 03 tháng. Để thực hiện thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng, cần tuân theo các điều kiện sau:

+ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn theo quy định.

+ Nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

+ Nộp lệ phí ngay sau khi nhận thông báo nộp lệ phí và không quên chuyển lại biên lai cho toà án.

+ Khi được mời tới Tòa án, cả hai vợ chồng nên tham dự để tiến hành hòa giải và thể hiện ý kiến về mong muốn ly hôn một lần duy nhất.

+ Với những điều này, thời gian giải quyết ly hôn thuận tình có thể được rút ngắn chỉ trong khoảng dự kiến 01 đến gần 02 tháng trừ các trường hợp bị kéo dài.

[EN]

According to Article 55 of the 2014 Law on Marriage and Family, a consensual divorce occurs when both spouses agree to divorce and have reached an agreement on all issues related to the marital relationship, child custody, child support responsibilities, and division of property and shared debts (or agree to separate the request for division of property into a separate case after the divorce).

Conditions for consensual divorce: The key condition for the court to recognize a consensual divorce is the genuine voluntariness of both spouses.

Therefore, the court will grant a consensual divorce when the following three factors are met:

Both spouses voluntarily agree to divorce and sign the divorce petition.

An agreement has been reached regarding child custody and child support, and this agreement must ensure the rights of both parties and the child.

There is an agreement on the division of property and shared debts, or if no agreement is reached, no request is made for the court to resolve these issues.

If the spouses have reached an agreement on property division and wish the court to recognize it, they may request the court to review the agreement in the divorce petition.

If the spouses cannot agree on at least one of the three factors above, the divorce will be considered unilateral, not consensual.

Dossier for consensual divorce:

+ A petition for civil matters resolution (according to the form);

+ Certified/Notarized copies of the identification cards of both spouses;

+ Original confirmation of residency for both spouses;

+ Certified/Notarized birth certificates of the shared children;

+ Certified/Notarized documents related to property rights if requesting the court to divide common property;

+ Other documents proving the fault of either spouse;

A request to waive mediation if the spouses do not wish to participate in pre-trial mediation.

Jurisdiction for unilateral divorce: According to Articles 28, 35, and 39 of the 2015 Civil Procedure Code, the People’s Court of the district where either spouse resides has jurisdiction to handle unilateral divorce procedures between Vietnamese citizens.

To determine a person’s place of residence, please refer to the article: “How is a person’s place of residence determined?”

Child custody in consensual divorce: According to Article 81 of the 2014 Law on Marriage and Family, which regulates the care, nurturing, and education of children after divorce, the spouses may agree on who will take custody of the child after the divorce, and this agreement will be recorded in the judgment. For children aged 7 and above, the court must consider their wishes when resolving the divorce procedure.

Division of common property in unilateral divorce: According to Article 59 of the 2014 Law on Marriage and Family, which outlines the principles of division of common property upon divorce, the property will be divided equally, taking into account: the circumstances of the family and the spouses; the contributions of each spouse in creating, maintaining, and developing the common property; labor in the household will be considered as income-generating labor; and the legitimate interests of each party in business, production, and profession, ensuring the spouses can continue generating income after the divorce. Fault in violating spousal rights and obligations will also be considered. The provisions are further explained in Joint Circular No. 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP dated January 6, 2016:

Family and spouse circumstances: This includes the legal capacity, health, assets, and income-generating abilities of the spouses and family members for whom the spouses have personal and financial responsibilities under the law on marriage and family. The spouse facing more difficulties after the divorce may be awarded a larger share of the property or be given priority in receiving certain assets to ensure stability in their life, in accordance with their real circumstances.

Contributions of the spouses to creating, maintaining, and developing the common property: This includes contributions in the form of separate assets, income, household work, and labor. A spouse who stays home to care for the children and family will be considered as contributing income, equivalent to the spouse who goes to work. The spouse contributing more will receive a larger share of the property.

Protection of legitimate interests in business, production, and profession: The division of common property must allow the spouses to continue their professions or business activities to generate income. They must compensate the other spouse for any imbalance in asset value. Protecting these interests must not infringe upon the minimum living conditions of the other spouse or minor children, or adult children who lack civil capacity.

Fault in spousal rights and obligations: This refers to violations of personal or financial obligations between the spouses that lead to divorce. However, in consensual divorce, the court will respect the spouses’ agreement on property division. If the spouses reach an agreement, they may notarize it at a notary office without involving the court to avoid court fees.

Timeframe and court fees for unilateral divorce proceedings: The procedure typically takes 2-3 months, depending on the complexity of the case, and may be shorter or longer.

Quick consensual divorce process: Can the time for processing a consensual divorce be shortened? According to the Civil Procedure Code 2015, the processing time for a consensual divorce should not exceed 2-3 months. To expedite the procedure, the following conditions should be met:

Prepare a complete dossier as required.

Submit the dossier to the competent People’s Court.

Pay the court fees immediately after receiving the notification and provide the receipt to the court.

When invited by the court, both spouses should attend for mediation and express their desire to divorce at the first session.

With these measures, the processing time for a consensual divorce can be shortened to approximately 1-2 months, barring any delays.

3. Content in the same category?

Theo dõi bài viết về thủ tục ly hôn đơn phương tại bài viết: “Hướng dẫn ly hôn đơn phương nhanh” 

Follow the article on unilateral divorce procedures in the article: “Guide to quick unilateral divorce”

TUYET NHUNG LAW provides a team of professional and experienced lawyers specializing in handling real-life cases in the field of Marriage and Family Law. For consultation, to hire a lawyer to protect your legal rights and interests, or to carry out any procedures related to Marriage and Family Law, please contact our hotline at 0975.982.169 or via email at lienhe@tuyetnhunglaw.vn for support.

 

Theo dõi chúng tôi trên
5/5 - (1 bình chọn)
CÙNG CHỦ ĐỀ
Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu gọi lại Yêu cầu dịch vụ