Bài viết này đề cập đến nội dung pháp lý liên quan đến: Nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình? Khi nào lấy 2 vợ được pháp luật công nhận? được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo.
This article discusses legal matters related to: Principles of marriage and family law and When is having two wives legally recognized? The information is provided by Tuyet Nhung Bui Law Firm for reference purposes.
1. Nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình?
Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
Hôn nhân được xác lập trên cơ sở tự nguyện, tiến bộ, theo chế độ một vợ một chồng, đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ và chồng.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau; giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo; giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng; giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Gia đình được xây dựng trên nền tảng ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên trong gia đình có trách nhiệm tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau; không có sự phân biệt đối xử giữa các con.
Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật trong việc thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; hỗ trợ các bà mẹ thực hiện tốt thiên chức của mình; thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Principles of Marriage and Family Law
Article 2 of the 2014 Law on Marriage and Family stipulates the fundamental principles of the marriage and family system as follows:
Marriage is established on the basis of voluntariness, progressiveness, monogamy, and equality between husband and wife.
Marriage between Vietnamese citizens of different ethnicities and religions; between religious and non-religious individuals; between those with beliefs and those without; and between Vietnamese citizens and foreigners is respected and protected by law.
Families are built on the foundation of warmth, progress, and happiness. Family members are responsible for respecting, caring for, and supporting one another, with no discrimination between children.
The State, society, and families are responsible for protecting and supporting children, the elderly, and people with disabilities in exercising their rights related to marriage and family. Additionally, they provide assistance to mothers in fulfilling their maternal duties and implement family planning policies.
The principles of marriage and family law inherit and promote the traditional cultural and moral values of the Vietnamese nation.
2. Khi nào lấy 2 vợ được pháp luật công nhận?
Nguyên tắc một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình. Điều 36 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.” Nguyên tắc này nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình, sự bền vững của hôn nhân và phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được cụ thể hóa thông qua các quy định về những trường hợp bị cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cấm: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.”
Tuy nhiên, nguyên tắc này có ngoại lệ không? Hay nói cách khác, có trường hợp nào pháp luật công nhận hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng không? Có 2 trường hợp được pháp luật thừa nhận:
Trường hợp 1: Trường hợp kết hôn trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 có hiệu lực (trước ngày 13/01/1960)
Theo Luật này, các trường hợp kết hôn sau ngày 13/01/1960 mà vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng sẽ bị coi là không hợp pháp. Do đó, những quan hệ hôn nhân được xác lập trước thời điểm Luật có hiệu lực, dù có nhiều vợ hoặc nhiều chồng, vẫn được công nhận là hợp pháp và không vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh, Luật này chỉ có hiệu lực đối với miền Bắc. Ngoài ra, do yếu tố lịch sử, các quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng tồn tại trước ngày 13/01/1959 vẫn được công nhận hợp pháp.
Đối với miền Nam, theo Nghị quyết 76/CP năm 1977, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/3/1977. Theo đó, những quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng được thiết lập trước ngày này vẫn được coi là hợp pháp, tương tự như tại miền Bắc.
Trường hợp 2: Trường hợp cán bộ, bộ đội có vợ hoặc chồng ở miền Nam tập kết ra Bắc và kết hôn lần nữa
Theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao, nếu người vợ hoặc người chồng ở miền Nam chưa có quan hệ hôn nhân mới và mong muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân trước đây, thì cả hôn nhân cũ và hôn nhân mới đều được công nhận hợp pháp.
Tuy nhiên, Thông tư này chỉ áp dụng đối với các đối tượng là cán bộ, bộ đội đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam nhưng sau đó tập kết ra Bắc và kết hôn lần nữa. Đồng thời, quy định này chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ sau ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) đến ngày Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố thống nhất đất nước và Luật Hôn nhân và Gia đình được áp dụng chung trong cả nước (tức ngày 25/3/1977).
When Is Having Two Wives Legally Recognized?
The principle of monogamy is one of the fundamental principles of marriage and family law. Article 36 of the 2013 Constitution states: “Men and women have the right to marry and divorce. Marriage is based on voluntariness, progressiveness, monogamy, equality, and mutual respect between husband and wife.” This principle aims to ensure family happiness, the stability of marriage, and alignment with societal development.
The monogamy principle is further specified in the legal provisions prohibiting certain cases of marriage. The 2014 Law on Marriage and Family explicitly prohibits: “A person who is married from marrying or cohabiting as spouses with another person; or a person who is unmarried from marrying or cohabiting as spouses with someone who is already married.”
However, does this principle have exceptions? In other words, are there cases where polygamous marriages are legally recognized? There are two cases where the law acknowledges such marriages:
Case 1: Marriages Established Before the 1959 Law on Marriage and Family Took Effect (Before January 13, 1960)
According to this law, marriages that violated the monogamy principle after January 13, 1960, were deemed invalid. However, any marriage established before the law took effect, even if involving multiple spouses, was still considered legal and not in violation of monogamy. Due to wartime conditions, this law initially only applied to the North. Additionally, due to historical circumstances, polygamous marriages that existed before January 13, 1959, were still recognized as lawful.
For the South, under Resolution 76/CP of 1977, the 1959 Law on Marriage and Family only took effect on March 25, 1977. Therefore, polygamous marriages established before this date were still deemed legal, similar to the case in the North.
Case 2: Officials and Soldiers Who Had Spouses in the South and Later Married Again in the North
According to Circular No. 60/TATC dated February 22, 1978, issued by the Supreme People’s Court, if a spouse in the South had not entered a new marriage and wished to maintain the original marital relationship, both the first and second marriages were legally recognized.
However, this circular only applied to officials and soldiers who had spouses in the South, later migrated to the North, and remarried. Additionally, this provision was limited to marriages occurring between the signing of the Geneva Agreement (July 21, 1954) and the date when the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam declared national reunification and the Marriage and Family Law was enforced nationwide (March 25, 1977).
TUYẾT NHUNG LAW cung cấp đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật. Liên hệ tư vấn các vấn pháp luật, vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0975.982.169 hoặc qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ.