[Tham vấn bởi luật sư: Bùi Thị Nhung]
Bài viết đề cập đến Hàng giả là gì? Phân loại hàng giả theo pháp luật Việt Nam? Hàng nhái có phải là hàng giả không? Mức phạt hành chính và trách nhiệm hình sự với hành vi buôn bán gạo giả? được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo.
1. Hàng giả là gì? Phân loại hàng giả theo pháp luật Việt Nam
Khái niệm hàng giả được giải thích rõ tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 3 của Nghị định số: 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo quy định này, hàng giả được chia thành 03 nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng dã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
Nhóm 2: Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
Nhóm này bao gồm các hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa
Nhóm 3: Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả cũng được coi là hàng hóa giả. Hàng giả trong nhóm này bao gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, Hàng giả là sản phẩm hoặc hàng hóa được sản xuất hoặc chế tạo nhằm sao chép, mô phỏng, hoặc làm nhái các sản phẩm chính hãng với mục đích lừa dối người tiêu dùng. Những sản phẩm này thường được thiết kế để giống với sản phẩm gốc về mặt hình thức, nhãn mác, bao bì, và thậm chí cả các đặc tính kỹ thuật hoặc chất lượng. Tuy nhiên, chúng không đảm bảo chất lượng, tính năng, hoặc giá trị thực tế như sản phẩm chính hãng.
2. Hàng nhái có phải là hàng giả không?
Trong thực tế, ngoài hàng giả còn tồn tại một loại hàng hóa được gọi là “Hàng nhái”. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm “Hàng nhái”. Có thể hiểu “Hàng nhái” là những sản phẩm lưu thông trên thị trường nhưng không phải do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính thức cung cấp
Hàng nhái có thể không bị quy vào tội “buôn bán hàng giả” nhưng vẫn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và có thể bị xử lý theo các quy định khác của pháp luật.
3. Mức phạt hành chính và trách nhiệm hình sự với hành vi buôn bán gạo giả?
3.1. Xử phạt hành chính?
Căn cứ theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2022 và Nghị định số: 98/2020/NĐ-CP:
Không áp dụng cảnh cáo cho hành vi buôn bán hàng giả vì đây là hành vi nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho xã hội. Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, buôn bán hàng giả còn gây thiệt hại kinh tế, làm rối loạn thị trường, thậm chí có thể bị xử lý hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Chủ yếu là phạt tiền, mức phạt từ 1 triệu đồng đến 70 triệu đồng tùy theo giá trị hàng giả, Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2022 quy định như sau:
“Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.”
Ngoài ra, các biện pháp xử phạt bổ sung có thể bao gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, Hành vi buôn bán hàng giả là gạo sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 70 triệu đồng, tùy theo giá trị hàng giả và mức thu lợi bất hợp pháp (theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số: 98/2020/NĐ-CP). Ngoài ra, có thể bị tịch thu tang vật, buộc tiêu hủy, tước quyền sử dụng giấy phép, và nộp lại lợi bất hợp pháp. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự?
Nếu hành vi buôn bán gạo giả gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có yếu tố cấu thành tội phạm, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo Điều 193 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2022 với ba khung hình phạt, cụ thể là:
Khoản 1: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm
Áp dụng cho hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm với quy mô nhỏ, chưa gây hậu quả lớn nhưng đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Khoản 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi có các tình tiết tăng nặng như:
+ Có tổ chức, tái phạm nguy hiểm;
+ Có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Buôn bán qua biên giới;
+ Hàng giả có trị giá từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng;
+ Gây tổn hại sức khỏe cho 01 người từ 31% đến 60% hoặc từ 02 người trở lên tổng từ 31% đến 60%;
+ Gây thiệt hại tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng.
Khoản 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, áp dụng nếu:
+ Giá trị hàng giả từ 200 triệu đồng trở lên;
+ Hàng giả tương đương hàng thật trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng;
+ Làm chết người;
+ Gây tổn hại sức khỏe 01 người từ 61% trở lên hoặc 02 người trở lên tổng từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại tài sản từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng.
Khoản 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, áp dụng cho các trường hợp rất nghiêm trọng, như:
+ Thu lợi bất chính từ 1,5 tỷ đồng trở lên;
+ Làm chết từ 02 người trở lên;
+ Gây tổn hại cho 02 người trở lên, mỗi người từ 61% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
Như vậy, Người buôn bán gạo giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 193 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2022 nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, với hình phạt từ 2 năm tù đến tù chung thân, tùy theo mức độ vi phạm, giá trị hàng giả, hậu quả gây ra và mức thu lợi bất chính.
[EN]
This article discusses: What is counterfeit goods? How are counterfeit goods classified under Vietnamese law? Are counterfeit products considered fake goods? What are the administrative penalties and criminal liabilities for selling counterfeit rice? The content is provided by Tuyet Nhung Bui Law Firm for reference purposes.
1. What is counterfeit goods? Classification of counterfeit goods under Vietnamese law
The definition of counterfeit goods is clearly stated in Clauses 7 and 8, Article 3 of Decree No. 98/2020/ND-CP dated August 26, 2020, issued by the Government on sanctioning administrative violations in commercial activities, production, trading of counterfeit and banned goods, and protecting consumers’ rights. According to this regulation, counterfeit goods are classified into three main groups:
Group 1: Counterfeit goods in terms of use value and utility
Goods whose use value or utility does not match their natural origin, substance, or name;
Goods that have no use value or utility, or whose use value or utility does not conform to what has been announced or registered;
Goods where at least one of the quality indicators, technical specifications, or key ingredients that determine the use value or utility achieves only 70% or less of the minimum standard stated in technical regulations or quality standards;
Fake medicines as defined in Clause 33, Article 2 of the 2016 Law on Pharmacy, and fake medicinal herbs as defined in Clause 34 of the same law;
Veterinary medicines and pesticides that lack active ingredients; do not contain the registered active ingredients; contain different active ingredients than those stated on the label or packaging; or have at least one active ingredient with content reaching 70% or less of the registered or declared minimum level.
Group 2: Counterfeit goods in terms of labels and packaging
This group includes goods whose labels or packaging contain forged information such as:
Falsified names or addresses of manufacturers, importers, or distributors;
Forged registration numbers, publication numbers, or barcodes;
Faked packaging that imitates another organization or individual’s goods;
Misrepresentation of the origin, manufacturing location, packaging site, or assembly site of goods.
Group 3: Counterfeit labels, stamps, and packaging
This includes decals, labels, packaging, quality stamps, warranty cards, traceability stamps, or other markings that:
Falsify names and addresses of legitimate organizations or individuals;
Imitate trade names, brand names, barcodes, registration numbers, or product codes of other organizations or individuals.
In summary, counterfeit goods are products made to copy or imitate genuine products with the intent to deceive consumers. They typically mimic the appearance, branding, packaging, and sometimes even technical characteristics of genuine products but fail to meet the same standards of quality, functionality, or value.
2. Are counterfeit products considered fake goods?
In practice, besides counterfeit goods, there is also a category referred to as “counterfeit-like goods” or “imitations.” Currently, Vietnamese law does not clearly define the term “counterfeit products.” However, it generally refers to products circulating in the market that are not supplied by official manufacturers or distributors.
These imitations may not fall under the criminal offense of “trading counterfeit goods,” but they often infringe on intellectual property rights, cause consumer confusion, and can be subject to legal penalties under other provisions of the law.
3. What are the administrative penalties and criminal liabilities for selling counterfeit rice?
3.1. Administrative sanctions?
According to the Law on Handling Administrative Violations 2012 (amended in 2022) and Decree No. 98/2020/ND-CP:
Selling counterfeit goods is considered a serious offense with risks to public health and market stability. Hence, warnings are not applied in such cases. Penalties range mainly from monetary fines depending on the value of counterfeit goods involved:
As per Clause 1, Article 9 of the amended Law:
From VND 1,000,000 to VND 3,000,000 if the counterfeit rice is worth less than VND 3 million or if the illegal gain is under VND 5 million.
From VND 3,000,000 to VND 5,000,000 for goods worth VND 3–5 million or illegal gain from VND 5–10 million.
From VND 5,000,000 to VND 10,000,000 for goods worth VND 5–10 million or illegal gain from VND 10–20 million.
From VND 10,000,000 to VND 30,000,000 for goods worth VND 10–20 million or illegal gain from VND 20–30 million.
From VND 30,000,000 to VND 50,000,000 for goods worth VND 20–30 million or illegal gain from VND 30–50 million.
From VND 50,000,000 to VND 70,000,000 for goods worth over VND 30 million or illegal gain over VND 50 million, provided that no criminal charges apply.
Clause 2: The above fines are doubled for importing counterfeit goods, especially if they are:
Food, food additives, preservatives, medicines, pharmaceutical materials;
Animal feed, aquaculture feed, fertilizers, veterinary medicine, pesticides, plant/animal seeds;
Cosmetics, medical equipment, cleaning chemicals, insecticides, construction materials like cement or steel, or helmets.
Supplementary penalties may include:
Confiscation of counterfeit goods and related equipment;
Suspension of business licenses or professional certificates for 6–12 months in cases of repeat offenses;
Destruction of counterfeit goods;
Reimbursement of illegal gains to the state.
In short, those who sell counterfeit rice may face administrative fines from VND 1 million to VND 70 million depending on the value of the goods and the amount of illegal profit. Additional penalties may include confiscation, destruction of goods, license suspension, and reimbursement of illegal profits. Severe cases can be prosecuted criminally.
3.2. Criminal prosecution?
If the act of selling counterfeit rice causes serious harm or meets the elements of a crime, the violator can face criminal prosecution under Article 193 of the amended Law on Handling Administrative Violations 2012, with the following penalty levels:
Clause 1: 2 to 5 years’ imprisonment
For small-scale offenses involving counterfeit food products that meet the crime criteria but have not caused major damage.
Clause 2: 5 to 10 years’ imprisonment for aggravating circumstances, including:
Organized crime, repeat offenders;
Professional offense, abuse of position;
Cross-border trading;
Counterfeit goods worth VND 100–200 million;
Illegal profit of VND 100–500 million;
Harm to health (31–60%) of one person, or 31–60% total for two or more people;
Property damage worth VND 100–500 million.
Clause 3: 10 to 15 years’ imprisonment for:
Counterfeit goods worth over VND 200 million;
Counterfeit value equivalent to genuine goods worth over VND 500 million;
Illegal profit of VND 500 million to under VND 1.5 billion;
Causing death;
Serious health damage (over 61%) to one person or total over 61% for multiple people;
Property damage from VND 500 million to under VND 1.5 billion.
Clause 4: 15 to 20 years’ imprisonment or life imprisonment for particularly serious cases:
Illegal profit from VND 1.5 billion and above;
Causing death of two or more people;
Causing serious harm (over 61%) to two or more people;
Property damage of VND 1.5 billion or more.
In addition, offenders may be fined from VND 20–100 million, banned from certain occupations or positions for 1–5 years, and have part or all of their assets confiscated.
In conclusion, individuals trading counterfeit rice may face criminal prosecution if their actions meet the crime’s elements or cause serious consequences, with sentences ranging from 2 years’ imprisonment to life, depending on the extent of the violation, the value involved, and the damage caused.
TUYET NHUNG LAW cung cấp đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm xử lý các vụ án trên thực tế trong lĩnh vực Hành chính. Liên hệ tư vấn hoặc mời luật sư tham giao bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ án hành chính hoặc đại diện theo uỷ quyền xử lý các khiếu nại liên quan đến xử phạt hành chính vui lòng liên hệ số điện thoại: 0975.982.169 hoặc gửi yêu cầu qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ.