Quy định pháp luật về cầm giữ tài sản?
Bài viết này đề cập đến các quy định pháp luật về cầm giữ tài sản? Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản? và một số nội dung khác được giải đáp nhằm sử dụng vào mục đích tham khảo.
This article addresses the legal regulations on retaining property, the rights and obligations of the party retaining the property, and provides answers to some other related content for reference purposes.
1. Quy định pháp luật về cầm giữ tài sản?
Điều 346, 347 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ và có quyền chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Việc cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm nghĩa vụ đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của việc cầm giữ tài sản được tính từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.
Điều 48 Nghị định số: 21/2021/NĐ-CP quy định về thực hiện nghĩa vụ cầm giữ như sau:
Bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản hoặc phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm. Nếu phần nghĩa vụ bị vi phạm liên quan đến nhiều tài sản, bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản để cầm giữ.
Khi đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc tạo ra sản phẩm, bên cầm giữ sẽ chiếm giữ sản phẩm được tạo ra hoặc nguyên vật liệu dùng để tạo ra sản phẩm. Nếu đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc không tạo ra sản phẩm, bên cầm giữ sẽ chiếm giữ công cụ, phương tiện do bên có nghĩa vụ giao để thực hiện công việc.
Nếu tài sản cầm giữ phát sinh hoa lợi không phải từ việc khai thác tài sản cầm giữ, bên cầm giữ phải giao lại hoa lợi đó cho bên có nghĩa vụ. Trường hợp bên cầm giữ đang quản lý hoa lợi mà đối tượng của nghĩa vụ đã được giao cho bên có nghĩa vụ trước khi vi phạm nghĩa vụ, bên cầm giữ có quyền chiếm giữ hoa lợi này cho đến khi nghĩa vụ đối với bên cầm giữ được hoàn thành.
[EN] Articles 346 and 347 of the 2015 Civil Code stipulate: Retaining property refers to the act whereby the party entitled (referred to as the retaining party) legally holds property that is the subject of a bilateral contract and has the right to retain the property if the obligated party fails to perform or performs their obligations incorrectly.
The retention of property arises from the time the obligation is due and the obligated party fails to perform or performs incorrectly. The effectiveness against third parties of the retention of property is established from the time the retaining party holds the property.
Article 48 of Decree No. 21/2021/ND-CP provides regulations on the performance of the retention obligation as follows: The retaining party may only retain property or part of the property directly related to the violated portion of the obligation. If the violated obligation pertains to multiple assets, the retaining party has the right to choose which property to retain.
When the subject of the violated obligation involves work that creates a product, the retaining party shall hold the created product or the materials used to create the product. If the subject of the obligation does not involve the creation of a product, the retaining party shall retain tools or means provided by the obligated party to perform the work.
If the retained property yields profits that are not a result of the property’s exploitation, the retaining party must return those profits to the obligated party. If the retaining party is managing such profits and the obligation subject was delivered to the obligated party before the breach, the retaining party has the right to retain the profits until the obligation owed to them is fulfilled.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 348, 349 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền của bên cầm giữ tài sản như sau:
+ Yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
+ Yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản và giữ gìn tài sản cầm giữ.
+ Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Bên cạnh đó, nghĩa vụ của bên cầm giữ gồm có:
+ Giữ gìn và bảo quản tài sản cầm giữ.
+ Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
+ Không được chuyển giao hoặc sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
+ Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
+ Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc làm hư hỏng tài sản cầm giữ.
[EN] According to Articles 348 and 349 of the 2015 Civil Code, the rights of the party retaining the property are stipulated as follows:
The right to request the obligated party to fully perform the obligations arising from the bilateral contract.
The right to demand the obligated party to pay the necessary costs for the preservation and maintenance of the retained property.
The right to exploit the retained property to gain profits or benefits, provided that the obligated party agrees. The value obtained from exploiting the retained property shall be deducted from the value of the obligation owed by the obligated party.
Additionally, the obligations of the retaining party include:
Preserving and maintaining the retained property.
Not altering the condition of the retained property.
Not transferring or using the retained property without the consent of the obligated party.
Returning the retained property once the obligation has been fulfilled.
Compensating for any damage if the retained property is lost or damaged.
3. Việc cầm giữ tài sản chấm dứt khi nào?
Cầm giữ tài sản chấm dứt theo quy định tại Điều 350 Bộ luật Dân sự 2015 trong các trường hợp sau:
+ Bên cầm giữ không còn nắm giữ tài sản trên thực tế.
+ Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho việc cầm giữ.
+ Nghĩa vụ đã được thực hiện đầy đủ.
+ Tài sản cầm giữ không còn tồn tại.
+ Theo sự thỏa thuận giữa các bên.
[EN] The retention of property terminates under Article 350 of the 2015 Civil Code in the following cases:
The retaining party no longer holds the property in practice.
The parties agree to use another security measure in place of the retention.
The obligation has been fully performed.
The retained property no longer exists.
As agreed upon by the parties.
4. Quyền cầm giữ tài sản được bảo đảm như thế nào?
Theo quy định tại Điều 47, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Khi cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền theo quy định pháp luật yêu cầu bên cầm giữ giao tài sản cầm giữ để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật, việc giao tài sản trong trường hợp này không được coi là căn cứ để chấm dứt cầm giữ.
Khi chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền khác muốn đưa tài sản đang bị cầm giữ vào giao dịch dân sự, bên cầm giữ không có nghĩa vụ giao tài sản cho bên tham gia giao dịch dân sự, trừ khi:
a) Nghĩa vụ đối với bên cầm giữ đã được hoàn thành;
b) Nghĩa vụ đối với bên cầm giữ chưa hoàn thành nhưng thuộc các trường hợp chấm dứt cầm giữ quy định tại các khoản 1, 2 hoặc 5 Điều 350 của Bộ luật Dân sự.
[EN] According to Article 47 of the 2015 Civil Code: When a competent authority or an authorized person, as prescribed by law, requests the retaining party to hand over the retained property to resolve a matter according to legal provisions, the handover of the property in this case shall not be considered as a basis for terminating the retention.
When the owner of the property or another entitled person wishes to bring the retained property into a civil transaction, the retaining party is not obligated to hand over the property to the party involved in the civil transaction, unless:
a) The obligation to the retaining party has been fulfilled;
b) The obligation to the retaining party has not been fulfilled, but falls under the cases of termination of retention as stipulated in clauses 1, 2, or 5 of Article 350 of the Civil Code.
TUYET NHUNG LAW cung cấp đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm xử lý các vụ án trên thực tế trong lĩnh vực dân sự. Liên hệ tư vấn, mời luật sư tham giao bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ án dân sự. Vui lòng liên hệ số điện thoại hotline: 0975.982.169 hoặc gửi yêu cầu qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ.