Bài viết này đề cập đến nội dung pháp lý liên quan đến vấn đề đại diện? Đại diện gồm những hình thức nào? Và một số quy định liên quan đến đại diện sẽ được làm rõ trong bài viết này dùng vào mục đích tham khảo.
1. Đại diện là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện là:
Đại diện là việc cá nhân hoặc pháp nhân (sau đây gọi là người đại diện) thay mặt và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.
Do đó, cá nhân hoặc pháp nhân có thể xác lập và thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Cá nhân không được ủy quyền cho người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập và thực hiện giao dịch đó.
Ngoài ra, nếu pháp luật quy định, người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập và thực hiện.
2. Đại diện gồm những hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm:
+ Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
+ Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
+ Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
+ Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là:
Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo ủy quyền được hiểu là:
+ Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.
+ Các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân hoặc pháp nhân khác làm đại diện theo ủy quyền để xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác, và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể làm người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập và thực hiện.
3. Quy định về đại diện trong dân sự?
3.1. Thời hạn uỷ quyền?
Được quy định tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau: a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó; b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch.
Ảnh minh hoạ
3.2. Cơ sở phát sinh đại diện?
Được quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
+ Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
+ Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
+ Theo thỏa thuận;
+ Thời hạn ủy quyền đã hết;
+ Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
+ Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
+ Người được đại diện hoặc người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện hoặc người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
+ Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
+ Người được đại diện là cá nhân chết;
+ Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
3.3. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện?
Được quy định tại Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
+ Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện với người thứ ba trong phạm vi đại diện làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện.
+ Người đại diện có quyền xác lập và thực hiện các hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
+ Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết rằng việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép mà vẫn xác lập và thực hiện hành vi đó thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ khi người được đại diện biết hoặc phải biết về điều này mà không phản đối.
TUYET NHUNG LAW cung cấp đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm xử lý các vụ án trên thực tế trong lĩnh vực dân sự. Liên hệ tư vấn, mời luật sư tham giao bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ án liên quan đến vấn đề dân sự tại Toà án. Vui lòng liên hệ số điện thoại hotline: 0975.982.169 hoặc gửi yêu cầu qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ.