Sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm bị xử lý thế nào?
[Tham vấn bởi Luật sư Bùi Thị Nhung]
Bài viết này có nội dung liên quan đến Cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm? Sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm bị xử lý thế nào? Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính? Hành vi điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vượt đèn đỏ để đưa người bị tai nạn đi cấp cứu có bị xử phạt không? sẽ được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo.
1. Cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1.1. Về mặt khách quan:
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, vi phạm hành chính là những hành vi trái pháp luật, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, xâm hại trật tự quản lý nhà nước và gây thiệt hại cho xã hội. Cụ thể:
Thứ nhất, vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được thể hiện bằng hành động trái pháp luật, gồm: Dùng phụ gia, hóa chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc đã hết hạn trong sản xuất, chế biến thực phẩm; Kinh doanh thực phẩm có chất cấm, không đảm bảo nguồn gốc; Không có kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật…
Thứ hai, vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được thể hiện dưới dạng không hành động trái pháp luật, như: Cơ sở chế biến không bảo đảm điều kiện vệ sinh, không tách biệt với nguồn ô nhiễm; Kho bảo quản không đúng chuẩn, thiếu thiết bị bảo quản; Không thu gom xử lý rác thải đúng quy định…
+ Về mặt chủ quan:
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính về ATTP bao gồm ba yếu tố là lỗi, động cơ và mục đích vi phạm hành chính
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính về ATTP, Hình thức lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý.Lỗi cổ ý thể hiện ở Biết hành vi nguy hiểm, thấy trước hậu quả nhưng vẫn làm – có thể mong muốn hoặc để mặc hậu quả xảy ra.. Lỗi vô ý thể hiện ở chủ thể thực hiện hành vi không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi đỏ hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không thể xảy ra.
Động cơ và mục đích không phải là yếu tố bắt buộc trong mọi trường hợp, nhưng khi xác định được, chúng giúp cơ quan chức năng đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi và áp dụng hình thức xử phạt phù hợp.
+ Về chủ thể:
Chủ thể bao gồm cá nhân và tổ chức
Cá nhân: được coi là chủ thể vi phạm hành chính khi có năng lực trách nhiệm hành chính. Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”. Và người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình (Khoản 15 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012)
Tổ chức: Bao gồm công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện hành vi vi phạm như chế biến, buôn bán thực phẩm bẩn, sai quy định, không đảm bảo điều kiện ATTP…
+ Về Khách thể:
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, khách thể bị xâm hại là:
Trật tự quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng
2. Sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm bị xử lý thế nào?
Khi một công ty bị phát hiện sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm với khối lượng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, hành vi này không còn dừng ở mức vi phạm hành chính mà đã có dấu hiệu tội phạm. Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2022), cơ quan có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt hành chính, mà phải chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
“Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
….
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.”
Hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm chứa chất cấm không chỉ xâm hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, mà còn đe dọa an toàn thực phẩm quốc gia, vì vậy phải xử lý nghiêm minh bằng pháp luật hình sự để răn đe và phòng ngừa.
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2022), thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tùy theo mức độ và tính chất của vụ việc. Cụ thể:
– Đối với các vụ việc thông thường, không thuộc trường hợp phức tạp hay có yêu cầu giải trình, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Nếu vụ việc phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền khác để xử phạt, thì thời hạn là 10 ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật này.
– Trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc cần phải xác minh các tình tiết liên quan theo Điều 59, thì thời hạn xử phạt là 01 tháng kể từ ngày lập biên bản.
– Nếu vụ việc vừa có yêu cầu giải trình, vừa đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tình tiết phức tạp và cần thêm thời gian để điều tra, xác minh, thì thời hạn ra quyết định xử phạt được kéo dài tối đa 02 tháng kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2022), người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, vẫn được phép áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, như:
+ Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2022)
+ Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm để sung vào ngân sách nhà nước
+ Tiêu hủy tang vật vi phạm nếu đó là hàng hóa, sản phẩm cấm lưu hành (như thực phẩm bẩn, hàng giả, chất cấm, v.v.).
Đồng thời, nếu việc quá thời hạn không ra quyết định xử phạt là do lỗi của người có thẩm quyền (chẳng hạn như thiếu trách nhiệm, trì hoãn không lý do chính đáng), thì người đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, có thể là kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Hành vi điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vượt đèn đỏ để đưa người bị tai nạn đi cấp cứu có bị xử phạt không?
Theo điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển ô tô, xe chở người hoặc xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18.000.000 đến 20.000.000 đồng.
“Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
b) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông….”
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định ngoại lệ đối với các trường hợp vượt đèn đỏ trong tình thế cấp thiết, như việc đưa người bị tai nạn đi cấp cứu nhằm bảo vệ tính mạng, được miễn trách nhiệm xử phạt hành chính theo Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2022), hành vi vi phạm hành chính không bị xử phạt trong các trường hợp sau:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đảng
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ:
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này
Tuy nhiên, để được miễn xử phạt, hành vi này phải được chứng minh rõ ràng bằng các bằng chứng như camera, nhân chứng hoặc hồ sơ bệnh viện, đồng thời nếu có nghi ngờ về tình trạng nhận thức của người vi phạm cần tiến hành giám định y khoa để đảm bảo tính công bằng và nhân đạo. Do đó, nếu vượt đèn đỏ nhằm mục đích cấp cứu trong tình thế khẩn cấp và được xác minh đúng quy trình, người điều khiển xe sẽ không bị xử phạt.

[EN]
This article addresses issues related to the constituent elements of administrative violations in the field of food safety. How are violations involving the use of banned substances in food production handled? What is the time limit for issuing decisions on administrative penalties? Is a driver operating a car, a four-wheeled passenger vehicle, a four-wheeled cargo vehicle, or other similar motor vehicles subject to penalties for running a red light while transporting an accident victim to the hospital? These questions will be clarified by Tuyet Nhung Bui Law Firm for reference purposes.
1. Constituent Elements of Administrative Violations in the Field of Food Safety
1.1. Objective Element:
In the field of food safety, administrative violations are unlawful acts expressed in the form of actions or omissions that infringe upon state management order and cause harm to society. Specifically:
First, administrative violations in food safety can be expressed through unlawful actions, such as: using banned or expired additives, chemicals, veterinary drugs, or pesticides in food production or processing; trading in food containing banned substances or lacking traceability; and lacking knowledge of food safety as required by law.
Second, such violations can also be expressed through unlawful omissions, such as: operating a food processing facility without proper hygiene conditions or one that is not isolated from sources of contamination; using non-standard storage warehouses or lacking preservation equipment; failing to collect and dispose of waste as prescribed.
Subjective Element:
The subjective element of administrative violations in food safety includes three factors: fault, motive, and purpose.
Fault is a mandatory component in the subjective aspect of any administrative violation related to food safety. Fault can be intentional or unintentional:
Intentional fault occurs when the person is aware of the dangerous nature of the act and its potential consequences but still proceeds—either wishing for or consciously disregarding the consequences.
Unintentional fault arises when the violator is unaware of the harmful nature of the act or, if aware, believes the consequences are unlikely to occur.
Motive and purpose are not always mandatory but, when identifiable, assist competent authorities in assessing the severity of the violation and applying appropriate penalties.
Subject Element:
Subjects of administrative violations include both individuals and organizations:
Individuals are considered violators if they have administrative liability capacity. According to Point a, Clause 1, Article 5 of the Law on Handling Administrative Violations 2012:
“Persons aged 14 to under 16 shall be administratively sanctioned for intentional violations; persons aged 16 and above shall be sanctioned for all types of administrative violations.”
Individuals lacking such capacity include those who commit violations while suffering from mental illness or other conditions that impair their ability to recognize or control their actions (Clause 15, Article 2 of the 2012 Law on Handling Administrative Violations).
Organizations, such as companies or food production and business establishments, commit violations by engaging in acts like processing or trading unsafe food or failing to comply with food safety regulations.
Infringed Object:
In food safety violations, the affected legal interests include:
The state management order in food safety
The health and rights of consumers
2. How Are Violations Involving Banned Substances in Food Production Handled?
When a company is found using banned substances in large quantities in food production, causing serious consequences, the act may no longer be considered a mere administrative violation but may constitute a criminal offense.
According to Point đ, Clause 1, Article 65 of the Law on Handling Administrative Violations 2012 (as amended in 2022), the competent authority must not issue an administrative penalty decision but must transfer the case file to the investigating authority to proceed under the Criminal Code.
Article 65. Cases Where No Administrative Sanction Decision is Issued
No administrative sanction decision shall be issued in the following cases:
…
đ) The case file must be transferred for criminal investigation as prescribed in Article 62 of this Law.
The act of producing or trading food containing banned substances not only seriously endangers public health but also threatens national food safety. Therefore, it must be handled strictly under criminal law to serve as a deterrent and preventive measure.
3. Time Limit for Issuing Administrative Penalty Decisions
Under Article 66 of the Law on Handling Administrative Violations 2012 (amended in 2022), the time limit for issuing an administrative penalty decision depends on the nature and complexity of the case:
For regular cases (not complex and without the need for explanation), the decision must be issued within 7 working days from the date of the violation report. If the case must be transferred to another competent person, the time limit is 10 working days, except for special cases under Clause 3, Article 63.
If the individual or organization requests an explanation or further verification is needed as per Article 59, the time limit is 1 month from the date the report is made.
For particularly serious or complex cases requiring more time for investigation, the time limit may be extended to 2 months from the date of the violation report.
If the prescribed time limit under Clause 1 of this Article or Clause 3 of Article 63 is exceeded without a decision being made, the authority may not issue an administrative penalty. However, remedial measures may still be applied, such as:
Issuing a remedial action decision under Clause 1, Article 28 of the law;
Confiscating the violating goods or means for state revenue;
Destroying prohibited goods (e.g., contaminated food, counterfeit products, banned substances).
Moreover, if the delay is due to the fault of the competent person (e.g., irresponsibility, unjustified delay), they may be subject to disciplinary action, administrative penalties, or even criminal liability if serious consequences result.
4. Are Drivers Penalized for Running a Red Light to Transport an Accident Victim?
According to Point b, Clause 9, Article 6 of Decree 168/2024/NĐ-CP, drivers of cars, four-wheeled passenger or cargo vehicles, and similar motor vehicles who fail to obey traffic signal lights may be fined from 18,000,000 to 20,000,000 VND.
“Article 6. Penalties and License Point Deductions for Operators of Cars and Similar Vehicles Violating Traffic Rules
…
9. A fine of 18,000,000 to 20,000,000 VND shall be imposed on drivers who commit the following:
…
b) Failure to comply with traffic signal lights…”
However, the law provides exceptions for situations of emergency necessity, such as running a red light to save a life. In these cases, the act is not subject to administrative penalties under Article 11 of the Law on Handling Administrative Violations 2012 (amended in 2022):
“Article 11. Cases Where Administrative Violations Are Not Penalized
Committing administrative violations in the following circumstances:
In a state of emergency
Due to legitimate self-defense
Due to unexpected events
Due to force majeure
Lack of administrative liability capacity or underage according to Point a, Clause 1, Article 5″
To qualify for this exemption, the act must be clearly substantiated with evidence such as camera footage, eyewitness testimony, or hospital records. If there is any doubt regarding the driver’s mental state, a medical assessment may be required to ensure fairness and humanitarian treatment.
Thus, if running a red light is proven to be done in an emergency for life-saving purposes and verified through proper procedures, the driver will not be penalized.
TUYET NHUNG LAW cung cấp đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm xử lý các vụ án trên thực tế trong lĩnh vực Hành chính. Liên hệ tư vấn hoặc mời luật sư tham giao bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ án hành chính hoặc đại diện theo uỷ quyền xử lý các khiếu nại liên quan đến xử phạt hành chính vui lòng liên hệ số điện thoại: 0975.982.169 hoặc gửi yêu cầu qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ.