Tội cướp giật tài sản là gì?

Bài viết này đề cập đến các nội dung pháp lý liên quan đến Tội cướp giật tài sản Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Phân tích cấu thành tội phạm và hình phạt áp dụng đối với tội này cũng như một số đặc điểm phân biệt giữa Tội cướp giật tài sản và Tội cướp tài sản dùng vào mục đích tham khảo. 

1. Cơ sở pháp lý của tội cướp giật tài sản?

Được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

“Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

[EN]

As stipulated in Article 171 of the 2015 Penal Code, amended and supplemented in 2017: 

“Article 171. Crime of snatch 

1. Anyone who snatches another person’s property shall be sentenced to imprisonment from 01 year to 05 years.
2. Committing a crime in one of the following cases shall be sentenced to imprisonment from 03 years to 10 years:
a) Organized;
b) Professional;
c) Appropriating property worth from VND 50,000,000 to under VND 200,000,000;
d) Using dangerous tricks;
e) Assaulting to escape;
e) Causing injury or harm to the health of another person with a bodily injury rate of 11% to 30%;
g) Committing a crime against a person under 16 years of age, a woman known to be pregnant, an elderly person or a person incapable of self-defense;
h) Causing adversely affecting security, order and social safety;
i) Dangerous recidivism.
3. Committing a crime in one of the following cases shall be punished with imprisonment from 07 years to 15 years:
a) Appropriating property worth from VND 200,000,000 to under VND 500,000,000;
b) Causing injury or damage to the health of another person with a bodily injury rate of from 31% to 60%;
c) Taking advantage of natural disasters or epidemics.
4. Committing a crime in one of the following cases shall be punished with imprisonment from 12 years to 20 years or life imprisonment:
a) Appropriating property worth VND 500,000,000 or more;
b) Causing injury or damage to the health of 01 person with a body injury rate of 61% or more or causing injury or damage to the health of 02 people or more with each person’s body injury rate of 31% or more;
c) Causing death;
d) Taking advantage of war or emergency situations.
5. The offender may also be fined from 10,000,000 VND to 100,000,000 VND.”

2. Tội cướp giật tài sản là gì?

2.1. Cấu thành tội phạm?

– Mặt khách thể: Khách thể của tội cướp giật tài sản là quan hệ sở hữu tài sản.

– Mặt khách quan: Về mặt khách quan, hành vi của người phạm tội là lợi dụng sự sơ hở của chủ sở hữu tài sản, nhanh chóng tiếp cận để chiếm đoạt và tẩu thoát. Hành vi này được thực hiện công khai, không có ý định che giấu.

– Mặt chủ thể: Về mặt chủ thể, người phạm tội cướp giật tài sản phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức và năng lực kiểm soát hành vi) và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

+ Về năng lực trách nhiệm hình sự: Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự phải chịu xử phạt đối với tội này. Người không có năng lực trách nhiệm hình sự (người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc kiểm soát hành vi của mình) sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự.

+ Về độ tuổi: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Đối với tội cướp giật tài sản, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội thuộc trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (có khung hình phạt từ 07 năm tù trở lên) theo Điều 12 Bộ luật Hình sự.

– Mặt chủ quan: Tội cướp giật tài sản được thực hiện với lỗi cố ý. 

[EN]

– Object of the crime: The object of the crime of snatch is property ownership.

– Objective aspect of the crime: The offender’s actions involve exploiting the property owner’s vulnerability, swiftly approaching to seize the property and escape. This act is carried out openly, without any intent to conceal it.

– Subject of the crime: Regarding the subject, an individual committing the crime of theft must bear criminal responsibility if they have the requisite criminal capacity (including the ability to understand and control their actions) and meet the age requirements set by law, as follows:

+ Regarding criminal capacity: Individuals with full criminal capacity must be penalized for this crime. Those without criminal capacity (such as individuals committing socially dangerous acts while suffering from mental illness or other conditions that impair their ability to understand or control their actions) are not held criminally responsible according to Article 21 of the Penal Code.

+ Regarding age: Individuals aged 16 and above are criminally responsible for all offenses. For the crime of theft, individuals aged 14 to under 16 are also criminally responsible if the offense is classified as very serious or particularly serious (with a penalty range of 7 years imprisonment or more), according to Article 12 of the Penal Code.

– Subjective aspect of the crime: The crime of snatch is committed with intent.

Bag Snatching - Colours - Openclipart

Ảnh minh hoạ

 

2.2. Hình phạt đối với tội cướp giật tài sản?

Hình phạt

Áp dung đối với hành vi

Hình phạt chính:
Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Cướp giật tài sản của người khác.

Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

+ Hành hung để tẩu thoát;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm. 

Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

+ Làm chết người;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

[EN]

Punishment

Applicable to actions

Principal punishment:
Bracket 1: Imprisonment from 01 to 05 years. Stealing other people’s property.

Bracket 2: Imprisonment from 03 to 10 years.

+ Committing the crime in an organized manner;

+ Exhibiting professional conduct;

+ Seizing property valued between 50,000,000 VND and under 200,000,000 VND;

+ Using dangerous methods;

+ Resorting to violence to escape;

+ Inflicting injuries or harm on others, with bodily harm ranging from 11% to 30%;

+ Committing the crime against individuals under 16 years old, pregnant women, the elderly, or those unable to defend themselves;

+ Causing adverse effects on security, order, and social safety;

+ Reoffending in a dangerous manner. 

Bracket 3: Imprisonment from 07 to 15 years.

+ Seizing property valued between 200,000,000 VND and under 500,000,000 VND;

+ Inflicting injuries or harm on others, with bodily harm ranging from 31% to 60%;

+ Exploiting natural disasters or epidemics.

Bracket 4: Imprisonment from 12 to 20 years.

+ Seizing property valued at 500,000,000 VND or more;

+ Inflicting injuries or harm on one person with a bodily harm percentage of 61% or more, or inflicting injuries or harm on two or more people, each with a bodily harm percentage of 31% or more;

+ Causing death;

+ Exploiting wartime conditions or states of emergency.

Additional penalties: The offender may also face a fine ranging from 10,000,000 VND to 100,000,000 VND.

2.3. Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản?

Tội cướp tài sản

Tội cướp giật tài sản

Cơ sở pháp lý

Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Mặt chủ quan

Lỗi: cố ý trực tiếp

Mục đích: chiếm đoạt tài sản

Lỗi: cố ý trực tiếp

Mục đích: chiếm đoạt tài sản

Hành vi

– Dùng vũ lực: là việc người phạm tội dùng các hành động như đấm, đá, trói, đâm, chém… nhằm trấn áp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hậu quả của hành vi dùng vũ lực này có thể khiến cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc bị chết ngoài ý muốn của người phạm tội. 

– Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa nạn nhân nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

– Có hành vi khác làm cho người nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Các hành vi khác là những hành vi không phải dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, như: dùng thuốc mê, ête, thuốc ngủ… làm cho nạn nhân lâm vào trạng thái hôn mê, không còn khả năng chống cự.

Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát.

(Người phạm tội không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực cũng không làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự.)

Khách thể

– Quyền sở hữu tài sản;

– Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe.

– Quyền sở hữu tài sản;

(Có thể có hoặc không xâm phạm quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe).

Mức phạt tối thiểu/tối đa

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

– Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Không có quy định xử lý hình sự với người chuẩn bị phạm tội.

– Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

[EN]

Crime of robbery

Crime of snatch

Legal basis

Article 168 of the 2015 Penal Code, amended and supplemented in 2017.

Article 171 of the 2015 Penal Code, amended and supplemented in 2017.

Subjective aspect of the crime

+ Intentionally commit the act

 

+ Purpose: appropriation of property

+ Intentionally commit the act

+ Purpose: appropriation of property

Behavior

+ Using violence: This involves the offender employing actions such as punching, kicking, binding, stabbing, slashing, etc., to suppress resistance and incapacitate the victim’s will to seize the property. The consequences of such violent actions may include injury, harm to the victim’s health, or even death, which could be unintended by the offender.

+ Threatening immediate use of violence: This involves using verbal threats or actions to intimidate the victim into compliance with demands or to deter resistance against the offender’s attempt to seize the property.

+ Other actions that render the victim incapable of resistance: These are actions that do not involve violence or immediate threats of violence, such as using anesthetics, ether, sleeping pills, etc., to render the victim unconscious and unable to resist.

+ Exploiting the vulnerabilities of the asset manager or creating vulnerabilities oneself to openly seize the property and quickly escape. (The offender does not use violence, threaten with violence, or place the victim in a state of helplessness).

Object of the crime

+ Property ownership rights;
The right to protection of life and health.
+ Property ownership rights; (May or may not infringe upon the right to protection of life and health).

Minimum/maximum fine

+ A person preparing to commit this crime is subject to imprisonment from 1 to 5 years.

+ Anyone using violence, threatening immediate violence, or engaging in other acts that render the victim unable to resist in order to seize property faces imprisonment from 3 to 10 years.

+ The maximum penalty for this offense is imprisonment from 18 to 20 years or life imprisonment.

+ The offender may also face fines ranging from 10,000,000 VND to 100,000,000 VND, probation, residence restrictions from 1 to 5 years, or confiscation of part or all of their property.

+ There are no criminal penalties for individuals preparing to commit this crime.
+ Anyone who steals property from others will face imprisonment from 1 to 5 years.

+ The maximum penalty for this offense is imprisonment from 12 to 20 years or life imprisonment.

+ The offender may also be fined between 10,000,000 VND and 100,000,000 VND.

TUYET NHUNG LAW cung cấp đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm xử lý các vụ án hình sự trên thực tế. Liên hệ tư vấn các vấn đề liên quan đến hình sự hoặc mời luật sư bào chữa cho bị cáo; mời luật sư bảo vệ cho bị hại hoặc người có quyền lợi liên quan trong vụ án hình sự, vui lòng liên hệ số điện thoại/ zalo: 0975.982.169 hoặc gửi yêu cầu qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ và đưa ra những tư vấn kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. 

Theo dõi chúng tôi trên
5/5 - (1 bình chọn)
CÙNG CHỦ ĐỀ
Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu gọi lại Yêu cầu dịch vụ