Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
Bài viết này đề cập đến nội dung pháp lý liên quan đến Tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Trong đó nêu cơ sở pháp lý tội này, hình phạt, cấu thành tội phạm và giải thích một số khái niệm sẽ được Công Ty Luật Tuyết Nhung Bùi giải đáp sử dụng vào mục đích tham khảo.
This article addresses the legal aspects related to the crime of producing and trading counterfeit goods. It outlines the legal basis for this crime, the penalties, the constitutive elements of the offense, and explains certain concepts. These explanations are provided by Tuyet Nhung Bui Law Firm for reference purposes.
1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
Tội sản xuất buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Làm chết người;
i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
n) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên;
c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Làm chết 02 người trở lên;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Legal Basis
The crime of producing and trading counterfeit goods is stipulated in Article 192 of the Penal Code:
“Article 192. Crime of producing and trading counterfeit goods
Any person who produces or trades counterfeit goods under any of the following circumstances shall be subject to a fine ranging from VND 100,000,000 to VND 1,000,000,000 or imprisonment for 1 to 5 years:
a) Counterfeit goods valued from VND 20,000,000 to under VND 100,000,000 based on selling prices, listed prices, or invoice prices;
b) Counterfeit goods equivalent in quantity to genuine goods or goods with similar technical features and functions valued from VND 30,000,000 to under VND 150,000,000, in cases where selling prices, listed prices, or invoice prices cannot be determined;
c) Counterfeit goods valued under VND 20,000,000 or equivalent in quantity to genuine goods or goods with similar technical features and functions valued under VND 30,000,000, but the offender has been administratively sanctioned for the same acts stipulated in this Article or in Articles 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196, and 200 of this Code, or has been convicted of these crimes and the criminal record has not been expunged;
d) Counterfeit goods valued under VND 20,000,000 or equivalent in quantity to genuine goods or goods with similar technical features and functions valued under VND 30,000,000, causing one of the following consequences: damage to a person’s health with an injury rate of 31% to 60%; damage to the health of two or more people with a total injury rate of 31% to 60%; or property damage ranging from VND 100,000,000 to under VND 500,000,000.
Offenders committing the crime under any of the following circumstances shall be subject to imprisonment from 5 to 10 years:
a) Organized crime;
b) Professional criminal activities;
c) Abuse of position or authority;
d) Exploiting the name of an agency or organization;
e) Counterfeit goods valued from VND 100,000,000 to under VND 200,000,000 based on selling prices, listed prices, or invoice prices;
f) Counterfeit goods equivalent in quantity to genuine goods or goods with similar technical features and functions valued from VND 150,000,000 to under VND 500,000,000, in cases where selling prices, listed prices, or invoice prices cannot be determined;
g) Illegally gained profits ranging from VND 100,000,000 to under VND 500,000,000;
h) Causing death;
i) Causing damage to the health of one person with an injury rate of 61% or higher;
k) Causing damage to the health of two or more people with a total injury rate of 61% to 121%;
l) Property damage ranging from VND 500,000,000 to under VND 1,500,000,000;
m) Committing the crime across borders or from non-tariff zones to domestic areas and vice versa;
n) Dangerous recidivism.
Offenders committing the crime under any of the following circumstances shall be subject to imprisonment from 7 to 15 years:
a) Counterfeit goods with production costs of VND 100,000,000 or more;
b) Counterfeit goods valued from VND 200,000,000 or more based on selling prices, listed prices, or invoice prices;
c) Counterfeit goods equivalent in quantity to genuine goods or goods with similar technical features and functions valued from VND 500,000,000 or more, in cases where production costs, selling prices, listed prices, or invoice prices cannot be determined;
d) Illegally gained profits of VND 500,000,000 or more;
e) Causing the death of two or more people;
f) Causing damage to the health of two or more people, each with an injury rate of 61% or higher;
g) Causing damage to the health of two or more people with a total injury rate of 122% or higher;
h) Property damage of VND 1,500,000,000 or more.
Offenders may also be subject to a fine ranging from VND 20,000,000 to VND 50,000,000, prohibition from holding certain positions, practicing certain professions, or performing certain jobs for 1 to 5 years, or confiscation of part or all of their property.
Commercial legal entities committing the crime specified in this Article shall be subject to the following penalties:
a) A fine ranging from VND 1,000,000,000 to VND 3,000,000,000 for acts specified in Clause 1 of this Article;
b) A fine ranging from VND 3,000,000,000 to VND 6,000,000,000 for acts specified in Clause 2 of this Article;
c) A fine ranging from VND 6,000,000,000 to VND 9,000,000,000 or suspension of operations for 6 months to 3 years for acts specified in Clause 3 of this Article;
d) Permanent suspension of operations for cases specified in Article 79 of this Code;
e) Additional penalties, including fines ranging from VND 50,000,000 to VND 200,000,000, prohibition from certain business activities, or prohibition from raising capital for 1 to 3 years.”

2. Các khái niệm có liên quan
Sản xuất hàng giả được hiểu là hành vi tạo ra các sản phẩm hoặc hàng hóa có nhãn mác, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ tương tự như những sản phẩm được nhà nước cho phép sản xuất và tiêu thụ. Hành vi này gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng, làm ra những sản phẩm giả về chất lượng hoặc công dụng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn làm tổn hại uy tín của các doanh nghiệp chân chính.
Buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng hóa giả với giá rẻ, sau đó sử dụng các thủ đoạn gian dối để bán lại với giá hàng thật nhằm thu lợi bất chính. Đây là hành vi không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm mất niềm tin của người tiêu dùng đối với thị trường.
Related Concepts
Production of counterfeit goods refers to the act of creating products or goods with labels, industrial designs, origins, or sources similar to those of products authorized by the state for production and consumption. This act causes confusion or deception among consumers, resulting in counterfeit products in terms of quality or functionality. Such activities not only infringe upon consumer rights but also damage the reputation of legitimate businesses.
Trading counterfeit goods is the act of purchasing counterfeit goods at low prices and then using deceptive methods to sell them as genuine products at higher prices for illegal profit. This behavior not only violates the law but also erodes consumer trust in the market.
3. Dấu hiệu pháp lý
3.1. Mặt khách quan
– Về hành vi sản xuất hàng giả
Hành vi sản xuất hàng giả là một trong những biểu hiện rõ nét nhất của tội phạm liên quan đến hàng giả. Hành vi này bao gồm việc tạo ra các sản phẩm hoặc hàng hóa mang những đặc điểm giả mạo nhằm lừa dối người tiêu dùng. Cụ thể:
+ Tạo sự nhầm lẫn:
Hành vi sản xuất hàng giả luôn nhằm mục đích khiến người tiêu dùng không thể phân biệt được giữa hàng thật và hàng giả. Người mua không biết rằng sản phẩm họ mua là hàng giả, điều này hoàn toàn ngoài ý muốn của họ. Điểm đặc trưng này khác biệt với việc sản xuất các sản phẩm mô phỏng hàng thật nhưng phục vụ mục đích hợp pháp. Ví dụ, hoa giả được sản xuất để trang trí hoặc răng giả được sử dụng trong y tế không phải là hành vi phạm tội, vì chúng không đánh lừa người sử dụng.
+ Mục tiêu thu lợi bất chính:
Đặc trưng nổi bật của hành vi sản xuất hàng giả là việc nó luôn hướng tới lợi ích kinh tế bất chính. Những người phạm tội thường chọn làm giả các mặt hàng có giá trị kinh tế cao hoặc có sức hút lớn trên thị trường. Lợi nhuận thu được từ hàng giả rất cao do chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với giá trị hàng thật, trong khi người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá tương đương với hàng chính hãng.
+ Hành vi vi phạm pháp luật:
Việc sản xuất hàng giả thường được thực hiện mà không có giấy phép hoặc vi phạm các quy định trong giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Điều này vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh và quản lý thị trường.
– Về hành vi buôn bán hàng giả
Hành vi buôn bán hàng giả là một phần quan trọng trong chuỗi hoạt động liên quan đến hàng giả.
Hành vi này bao gồm hai hoạt động cụ thể sau:
+ Hành vi mua hàng giả:
Đây là hành vi mà người thực hiện sử dụng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị để đổi lấy hàng giả.
Người mua biết rõ rằng sản phẩm này không phải là hàng thật nhưng vẫn cố tình mua nhằm mục đích bán lại để kiếm lời bất chính.
+ Hành vi bán hàng giả:
Sau khi mua hàng giả, người thực hiện sẽ đưa những sản phẩm này ra thị trường. Họ sử dụng các phương thức gian dối, chẳng hạn quảng cáo sai sự thật hoặc trộn lẫn hàng thật với hàng giả, để lừa dối người tiêu dùng. Việc này không chỉ gây thiệt hại cho người mua mà còn làm mất lòng tin của thị trường đối với các sản phẩm chính hãng.
– Đối tượng của hàng giả
Hàng giả có thể bao gồm nhiều loại, tùy thuộc vào các đặc điểm như chất lượng, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ. Dưới đây là các dạng chính của hàng giả:
+ Giả về chất lượng hoặc công dụng:
Sản phẩm không có giá trị sử dụng hoặc giá trị không đúng với công dụng đã công bố.
Hàng hóa bị pha trộn tạp chất, phụ gia không được phép sử dụng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm.
Hàng hóa có thành phần nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn hoặc bị thay thế bằng nguyên liệu khác kém chất lượng, gây nguy hại cho người tiêu dùng và môi trường.
+ Giả về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ:
Sản phẩm có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đang được bảo hộ pháp lý, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Hàng hóa có thông tin sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, khiến người mua hiểu sai về chất lượng và giá trị thật của sản phẩm.
+ Giả về nhãn hàng hóa:
Nhãn hàng hóa bị chỉnh sửa, tẩy xóa hoặc ghi sai thời hạn sử dụng để đánh lừa người tiêu dùng.
Nội dung trên nhãn không khớp với chất lượng thực tế của sản phẩm, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín của các nhà sản xuất chân chính.
Legal Indicators
Objective Elements
– Regarding the act of producing counterfeit goods:
The act of producing counterfeit goods is one of the most apparent manifestations of crimes related to counterfeit goods. This act involves creating products or goods with counterfeit characteristics to deceive consumers. Specifically:
+ Creating confusion:
The act of producing counterfeit goods always aims to make consumers unable to distinguish between genuine and counterfeit products. Buyers are unaware that the product they are purchasing is counterfeit, which is entirely unintended on their part. This characteristic differentiates it from the production of imitation goods for legitimate purposes. For example, artificial flowers made for decoration or dental prosthetics used in medical treatment are not considered crimes as they do not deceive users.
+ Seeking illegal profit:
A prominent feature of producing counterfeit goods is its focus on generating illicit economic gains. Offenders typically choose to counterfeit high-value items or products that are highly demanded in the market. The profit from counterfeit goods is substantial, as production costs are significantly lower than the value of genuine products, while consumers are willing to pay prices equivalent to those of authentic items.
+ Violating the law:
The production of counterfeit goods is often carried out without proper licensing or in violation of the terms stipulated in licenses granted by competent authorities. This constitutes a serious breach of legal regulations regarding production, business, and market management.
– Regarding the act of trading counterfeit goods:
The act of trading counterfeit goods is a crucial component of activities related to counterfeit goods. This involves two specific activities:
+ Purchasing counterfeit goods:
This refers to the act of using money, assets, or valuable documents to acquire counterfeit goods. Buyers knowingly purchase products they recognize as counterfeit with the intent of reselling them for illicit profits.
+ Selling counterfeit goods:
After acquiring counterfeit goods, offenders introduce these products to the market. They employ deceptive methods, such as false advertising or mixing genuine products with counterfeit ones, to deceive consumers. This practice not only causes harm to buyers but also undermines market trust in genuine products.
– Subjects of counterfeit goods:
Counterfeit goods can encompass various types, depending on characteristics such as quality, trademarks, or origin. The main categories of counterfeit goods include:
+ Counterfeit in terms of quality or functionality:
Products that lack utility or whose functionality does not align with declared purposes.
Goods adulterated with unauthorized additives or substances, severely compromising product quality.
Products containing substandard ingredients or replaced with inferior materials, posing risks to consumers and the environment.
+ Counterfeit in terms of trademarks, industrial designs, or origin:
Products with trademarks identical or similar to legally protected trademarks, causing confusion among consumers.
Goods with misleading information about origin or place of manufacture, leading buyers to misunderstand the product’s quality and true value.
+ Counterfeit in terms of labeling:
Labels that have been altered, erased, or falsified, such as incorrect expiration dates, to mislead consumers.
Label content that does not match the product’s actual quality, resulting in consumer harm and damage to the reputation of legitimate manufacturers.
3.2. Khách thể của tội phạm
Hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến các lợi ích được pháp luật bảo vệ.
– Xâm phạm chính sách quản lý thị trường của Nhà nước:
Nhà nước đặt ra các quy định nhằm quản lý thị trường, đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hành vi làm giả hoặc kinh doanh hàng giả làm phá vỡ trật tự thị trường, gây mất cân bằng giữa các doanh nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
– Xâm phạm quyền và lợi ích của người sản xuất hàng thật:
Các nhà sản xuất chân chính phải bỏ nhiều công sức, chi phí để tạo ra sản phẩm chất lượng. Khi sản phẩm của họ bị làm giả, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, doanh thu giảm sút, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.
– Xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng:
Người tiêu dùng khi mua phải hàng giả thường bị lừa dối về chất lượng, công dụng hoặc giá trị của sản phẩm. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng trong trường hợp sử dụng phải các sản phẩm giả như thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm.
The Object of the Crime
The acts of producing and trading counterfeit goods constitute serious violations of legal regulations, directly infringing upon interests protected by the law.
– Violation of the State’s market management policies:
The State establishes regulations to manage the market and ensure transparency and fairness in production and business activities. Counterfeiting or trading counterfeit goods disrupts market order, creates imbalances among businesses, and negatively impacts the sustainable development of the economy.
– Infringement on the rights and interests of genuine producers:
Legitimate manufacturers invest significant effort and resources to create high-quality products. When their products are counterfeited, the reputation and credibility of these businesses are severely affected, leading to decreased revenue and, in some cases, bankruptcy.
– Violation of consumer rights:
Consumers who purchase counterfeit goods are often deceived regarding the quality, functionality, or value of the products. This not only results in financial losses but may also pose direct risks to health and life, especially in cases involving counterfeit products such as medicines, food, or cosmetics.
3.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả được thực hiện với lỗi cố ý, thể hiện rõ qua các đặc điểm sau:
– Ý thức chủ quan:
Người phạm tội biết rõ rằng hành vi sản xuất hoặc kinh doanh hàng giả của mình là trái pháp luật, vi phạm các quy định hiện hành, nhưng vẫn cố tình thực hiện.
– Mục đích vụ lợi:
Lợi ích kinh tế là động cơ chính thúc đẩy hành vi phạm tội. Người phạm tội thường nhằm thu được khoản lợi nhuận cao từ việc sản xuất hoặc bán hàng giả, do chi phí thấp trong khi giá bán có thể tương đương với hàng thật.
Hành vi này không xuất phát từ lỗi vô ý hay nhầm lẫn, mà là sự chủ động thực hiện nhằm đạt được mục tiêu cá nhân bất hợp pháp.
Subjective Elements of the Crime
The acts of producing and trading counterfeit goods are committed with deliberate intent, clearly reflected in the following characteristics:
– Subjective awareness:
The offender is fully aware that their act of producing or trading counterfeit goods is illegal and violates current regulations, yet they intentionally proceed with it.
– Profit-driven motive:
Economic gain is the primary driver of this criminal behavior. Offenders typically aim to achieve substantial profits from producing or selling counterfeit goods, as the production costs are low while the selling prices can match those of genuine products.
This behavior does not stem from negligence or misunderstanding but is a deliberate act carried out to achieve unlawful personal objectives.
3.4. Chủ thể của tội phạm
– Đối tượng thực hiện hành vi:
Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là bất kỳ cá nhân nào đáp ứng đủ điều kiện năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Người này phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (theo quy định pháp luật hiện hành) và không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.
– Tổ chức phạm tội:
Ngoài cá nhân, trong nhiều trường hợp, các tổ chức hoặc nhóm người có thể tham gia vào quá trình sản xuất và buôn bán hàng giả. Các tổ chức này thường hoạt động có tính chất chuyên nghiệp, có hệ thống để thực hiện hành vi phạm tội trên quy mô lớn.
– Trách nhiệm pháp lý:
Dù là cá nhân hay tổ chức, khi có hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả, họ đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hình phạt sẽ được áp dụng dựa trên mức độ vi phạm, hậu quả gây ra và các yếu tố tăng nặng hoặc giảm nhẹ theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Subject of the Crime
– Individuals committing the act:
The subject of the crime of producing and trading counterfeit goods can be any individual who meets the legal requirements for criminal liability. This person must be of the legal age for criminal responsibility (as stipulated by current law) and not fall under cases of incapacity for civil acts.
– Criminal organizations:
In addition to individuals, organizations or groups may also engage in the production and trading of counterfeit goods in many cases. These organizations often operate professionally and systematically to commit such crimes on a large scale.
– Legal responsibility:
Whether an individual or an organization, anyone involved in the production or trading of counterfeit goods must be held accountable before the law. Penalties will be imposed based on the severity of the violation, the consequences caused, and any aggravating or mitigating factors as specified in the Criminal Code.
CÔNG TY LUẬT TUYẾT NHUNG BÙI cung cấp đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm xử lý các vụ án hình sự trên thực tế. Liên hệ tư vấn các vấn đề liên quan đến hình sự hoặc mời luật sư bào chữa cho bị cáo; mời luật sư bảo vệ cho bị hại hoặc người có quyền lợi liên quan trong vụ án hình sự, vui lòng liên hệ số điện thoại/ zalo: 0975.982.169 hoặc gửi yêu cầu qua email: lienhe@tuyetnhunglaw.vn để được hỗ trợ và đưa ra những tư vấn kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.